Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao
Dẫn chúng tôi tham quan vườn vú sữa đang bắt đầu cho trái, anh Phạm Văn Sơn (sinh năm 1979), ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy kể lại, sau khi lập gia đình vài năm, anh được cha mẹ cho 5.000 m2 đất vườn tạp.
Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.
Tuy nhiên, sau đó anh Sơn nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng vú sữa, anh mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng màu sang trồng vú sữa Lò Rèn. Anh đã áp dụng vào cách chăm sóc, nhờ vậy vườn vú sữa nhà anh phát triển xanh tốt. 4 năm sau, vú sữa bắt đầu cho trái, vào khoảng tháng 3 âm lịch ngoài việc xới gốc, tạo độ hạn, anh Sơn còn kết hợp quy trình chăm bón hợp lý, để hỗ trợ dưỡng chất khi cây ra hoa.
Với cách làm này, vào tháng 10 âm lịch anh Sơn bắt đầu thu hoạch vú sữa, nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nên cây cho năng suất cao và trái đẹp, thị trường ưa chuộng, giá bán trung bình hàng năm từ 35.000 - 40.000 đồng/chục, sau khi trừ chi phí anh Sơn còn lãi khoảng 15.000 - 20.000 đồng/chục.
Anh Phạm Văn Sơn cho biết thêm: "Theo kinh nghiệm của tôi, trái vú sữa thường bị sâu khi còn ở giai đoạn trái non và khi trái sắp cho thu hoạch thì thường bị thối trái và héo trái, vì vây nên chủ động xịt thuốc kết hợp với bón phân hợp lý, để phòng ngừa thì bệnh sẽ không phát sinh".
Ngoài ra, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình và tạo điều kiện chắn gió cho cây vú sữa, anh Sơn còn tận dụng phần đất trống xung quanh vườn để trồng thêm khoảng 80 cây dừa xiêm, nhờ thường xuyên chăm sóc nên hàng tháng anh Sơn có thêm thu nhập gần 1 triệu đồng từ việc bán dừa tươi. Với nguồn thu nhập khá cao, gia đình anh Sơn vươn lên ổn định cuộc sống, có điều kiện cho các con ăn học đến nơi đến chốn.
Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh Sơn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng vú sữa cho mọi người, coi đó là nhiệm vụ, mong ước của mình. Với nghị lực và niềm tin phấn đấu vươn lên, anh Phạm văn Sơn xứng đáng được vinh danh "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" nhiều năm liền.
Nguồn bài viết: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/67309/Kinh-te/Vu-sua-Lo-ren-cho-loi-nhuan-cao.aspx
Có thể bạn quan tâm
Cốm Hồng hương Yên Tử có tác dụng phòng bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư, có lợi cho tim mạch, chống lão hoá, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, phát triển chiều cao đối với trẻ em...
Các hộ chăn nuôi được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện phối giống cho heo nái, với đơn giá tối đa là 80.000 đồng/liều tinh. Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho 1 lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho 1 heo nái/năm.
Dự án này do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng thực hiện từ nay đến giữa năm 2016. Đây là lần đầu tiên công nghệ laser san phẳng mặt ruộng được ứng dụng tại Hải Phòng.
Khi tiếp cận với những thủ tục vay vốn đóng mới tàu cá do gặp quá nhiều vướng mắc khiến nhiều ngư dân dù đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt danh sách đủ kiện vay vốn nhưng đã xin rút không tham gia nữa...
Cam đường Canh được trồng phổ biến ở nhiều vùng đất bãi ven sông ở Hà Nội. Nhìn chung, cây sinh trưởng khỏe, cao 3 - 3,5 m; ra hoa tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 11 - 12.