Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ muối 2015 lại mất mùa rớt giá

Vụ muối 2015 lại mất mùa rớt giá
Ngày đăng: 03/11/2015

Khó từ “vựa muối”

Dẫu đến cuối tháng 10/2015 trời vẫn còn nắng nóng, nhưng ở Kỳ Hà (TX Kỳ Anh) - nơi được xem là “vựa muối” với diện tích sản xuất chiếm 60% tổng diện tích toàn tỉnh đã chính thức khép lại 1 tháng trước đó.

Những diêm dân dày dặn trong nghề cho rằng, đây thực sự là mùa khó về thời tiết bởi suốt cả tháng 6 - tháng cao điểm của nghề muối, trời mưa dầm dề.

Những tháng còn lại, nắng kéo dài nhưng cường độ không lớn, lại thiếu gió lào nên năng suất thấp.

“Chẳng có ai như diêm dân, vất vả mấy cũng chịu, chỉ mong nắng thật to cho muối kết tinh nhanh, năng suất cao để tăng thu nhập cho từng ngày sản xuất.

Thế nhưng, thời tiết đã không ủng hộ, giá cả thị trường lại tiếp tục bấp bênh.

Thời điểm cao nhất, giá muối chỉ được khoảng 15.000 đồng/yến, lúc xuống thấp nhất ở cuối tháng 9, chỉ được 10.000 đồng/yến.

Những khó khăn dồn dập làm cho khí thế sản xuất của Kỳ Hà năm nay nhiều phần giảm sút” - ông Nguyễn Xuân Sinh (xóm Nam Hà) nói.

Những ngày cuối vụ chỉ còn diêm dân Châu Hạ bám đồng muối sản xuất.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà - Lê Văn Luyện cho biết, năm nay, diện tích đồng muối của xã tiếp tục bị thu hẹp do ảnh hưởng của việc thi công tuyến quốc lộ ven biển.

Tổng diện tích đồng muối chỉ còn 67 ha, trong đó, chỉ 61 ha được đưa vào khai thác...

Từ thực tế đó, xã đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất xuống còn 8.500 tấn, tuy nhiên, quá trình sản xuất tiếp tục nảy sinh những khó khăn về thời tiết và giá cả thị trường, bởi vậy, đến cuối vụ, toàn xã chỉ đạt khoảng 90% kế hoạch.

Đây vừa là kết quả của một vụ mùa không thuận lợi về thời tiết và thị trường, đồng thời, tiếp tục phản ánh thực trạng lao động trẻ, khỏe ở vùng trọng điểm muối đang rời bỏ nghề truyền thống để làm những nghề phụ cho thu nhập cao hơn ở KKT Vũng Áng.

Bức tranh cũ

Ở vùng thâm canh muối nổi tiếng của tỉnh - xóm Châu Hạ (Thạch Châu - Lộc Hà) đến tận những ngày cuối tháng 10, diêm dân vẫn kiên trì tranh thủ những giờ nắng để tăng sản lượng.

Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên Châu Hạ khó về đích 2,5 ngàn tấn theo kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Xóm trưởng Phan Văn Ty cho biết: “Dù những tháng cuối vụ, 300 lao động của xóm Châu Hạ vẫn bám đồng muối để cố gắng về đích kế hoạch sản lượng nhưng do lúc này nắng nhạt, năng suất chỉ đạt 30-40% nên sản lượng muối của xóm đến thời điểm này chỉ mới đạt trên 2,3 ngàn tấn”.

Với các xã làm muối còn lại như Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Bàn, mùa muối mới vẫn mang những sắc màu của bức tranh cũ.

Đó là thực trạng diện tích đồng muối bị bỏ hoang rất lớn, diêm dân chấp nhận làm thuê thời vụ nhưng thu nhập khá hơn nghề muối.

Năm 2015 này, Hộ Độ chỉ sản xuất được khoảng 15 ha/tổng diện tích đồng muối hơn 80 ha; Thạch Bàn làm gần 12 ha/diện tích hơn 35 ha.

Cần có giải pháp hiệu quả và hệ thống cơ chế chính sách mạnh mẽ hơn cho diêm nghiệp trong thời gian tới

Theo tổng hợp của Phòng Chế biến, Thương mại, nông, lâm, thủy sản và Nghề muối (Chi cục Phát triển nông nghiệp tỉnh), mùa muối năm 2015, toàn tỉnh sản xuất được hơn 103 ha với sản lượng đạt khoảng 13 ngàn tấn.

So với năm ngoái, diện tích sản xuất giảm gần 40 ha và năng suất giảm khoảng 5.000 tấn.

Nghề muối đang ngày càng đối diện với những thách thức lớn trên lộ trình tìm hướng phát triển phù hợp, bền vững.

Theo đề xuất của ngành chuyên môn, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục tiến hành rà soát, quy hoạch các đồng muối, hệ thống kho chứa muối; đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất muối sạch, chất lượng cao gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, tập trung chuyển đổi những đồng muối không hiệu quả sang phát triển ngành nghề khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đã đến lúc chúng ta cần có giải pháp hiệu quả và hệ thống cơ chế chính sách mạnh mẽ hơn cho diêm nghiệp, nơi có hàng ngàn lao động đang loay hoay tìm con đường mưu sinh khấm khá, bền vững hơn cho gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Hội Chợ Triển Lãm Thủy Sản Quốc Tế Vietfish 2012 Hội Chợ Triển Lãm Thủy Sản Quốc Tế Vietfish 2012

Sáng ngày 22/6/2012, tại văn phòng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ở Tp HCM đã diễn ra cuộc họp báo về chương trình hội chợ triễn lãm thủy sản quốc tế Vietfish 2012

25/06/2012
Tiền Giang Phát Triển Mô Hình Cá + Lúa Trên Đất Ngập Lũ Tiền Giang Phát Triển Mô Hình Cá + Lúa Trên Đất Ngập Lũ

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên nền đất lúa, tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tỉnh Tiền Giang sẽ triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ.

10/07/2012
Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân

Dự án Phát triển mô hình trồng cây sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) do Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên thực hiện được triển khai từ giữa năm 2008 với 3 mô hình

10/12/2011
Sản Xuất Lúa - Tôm Là Mô Hình Hiệu Quả Nhất” Sản Xuất Lúa - Tôm Là Mô Hình Hiệu Quả Nhất”

Ông Quang là người tiên phong trong sản xuất kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ tôm ở huyện U Minh. Ông Quang cho biết, vụ nuôi tôm thứ hai sau chuyển dịch ông đã cấy thử 3 công lúa. Vụ này, do chưa có kinh nghiệm trong khâu rửa mặn nên lúa không sống được. Ông vẫn quyết tâm thực hiện cho kỳ được

15/12/2011
Thực Phẩm Chuyển Gen Chỉ Có Lợi Thực Phẩm Chuyển Gen Chỉ Có Lợi

Thực phẩm chuyển gen (GMF) là những thực phẩm được sinh ra hay chế biến từ các cơ thể chuyển gen (GMO- genetically modified organisms). Việc chuyển các gen có lợi vào cây trồng hay vật nuôi là một thành tựu vĩ đại của kỹ thuật di truyền (genetic engineering). GMF xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với các cây thực phẩm như lúa mỳ, đậu tương, ngô, cà chua...

12/07/2012