Indonesia có thể sẽ phải tăng mạnh nhập khẩu gạo trong năm nay
Nội dung nổi bật
- Indonesia đang tích cực theo đuổi mục tiêu tự cung tự cấp gạo. Tổng thống Joko Widodo đã từ chối đề xuất nhập khẩu gạo cách đây 3 tháng
- Giá gạo tại Indonesia đang đắt đỏ và các chuyên gia dự báo nước này sẽ không thể giữ được lời hứa mà phải nhập 1,6 triệu tấn gạo trong năm nay
- Việc xuất khẩu gạo có thể ảnh hưởng đến tín nhiệm của Tổng thống Indonesia nhưng lại là tin mừng với các nước xuất khẩu
Từ khi lên nắm quyền vào tháng Mười năm ngoái, Tổng thống Joko Widodo đã tích cực theo đuổi mục tiêu tự cung tự cấp nhiều loại lương thực để bảo vệ người nông dân, giảm nhập khẩu gạo.
Từ nhiều thập kỷ nay Indonesia luôn cấm tư nhân nhập khẩu gạo.
Chỉ 3 tháng trước, ông Widodo từ chối đề xuất nhập khẩu gạo, song giá trên thị trường nội địa tăng lên bởi nguồn cung không đáp ứng nhu cầu, nhất là khi lễ hội Ramadan sắp tới vào tháng Sáu, và hiện tượng thời tiết xấu El Nino có thể xuất hiện sớm, có thể gây khô hạn và giảm sản lượng lúa.
Lạm phát lương thực có nguy cơ tăng đột biến, gây ra tình trạng bất ổn xã hội, và một số nhà phân tích cho rằng khối lượng nhập khẩu năm nay sẽ vượt xa mức 1,1 triệu tấn của năm ngoái, trở thành một trong những nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Giá gạo bán buôn tại Indonesia đã tháng 4 trung bình 0,77 USD/kg, cao thứ 2 trong khu vực (chỉ sau Philippines nơi giá 0,79 USD/kg) và đắt hơn cả ở Trung Quốc, nơi giá 0,64 USD/kg, theo nhà kinh tế cấp cao David Dawe thuộc Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) thường trú ở Bangkok cho biết.
“Mong muốn tự cung tự cấp là nguyên nhân đẩy giá tăng lên do việc hạn chế nhập khẩu”, ông Dawe cho biết, và thêm rằng: “Nếu Indonesia mở cửa thương mại cho mặt hàng này đồng thời tăng năng suất lúa thì giá sẽ giảm xuống và sẽ không kích thích việc nhập khẩu”.
Giá gạo bán lẻ ở Indonesia đã tăng khoảng 13% trong năm qua, và các nguồn tin trong ngành dự đoán sẽ còn tăng thêm khoảng 5-7% nữa trong tháng lễ hội Ramadan.
“Đôi khi chính sách của Indonesia không có lý. Ngay lúc này đây, giá gạo thế giới rất thấp mà gạo dự trữ của chính phủ Indonesia không hề cao hơn nếu so sánh với 10 năm qua”, nhà phân tích hàng hóa cấp cao Aurelia Britsch thuộc công ty BMI Research ở Singapore nhận định.
Thực tế hiện đang gây lúng túng cho ông Widodo, nhất là khi kết quả thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông đang giảm sút. Tuy nhiên phân tích cho thấy Indonesia cần tăng nhập khẩu gạo lại là tin mừng với các nước xuất khẩu gạo chủ chốt như Thái Lan và Việt Nam. Giá gạo Thái đã giảm khoảng 7% trong năm 2015.
Ông Britsch thuộc BMI Research dự báo Indonesia sẽ nhập khẩu 1,3 đến 1,6 triệu tấn gạo trong năm nay, trong khi Rabobank dự báo là 1,5 triệu tấn, Barclays dự báo từ 1 đến 1,5 triệu tấn và Ủy ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC) dự báo là 1,3 triệu tấn.
Có nhiều thông tin từ Chính phủ Indonesia về việc nhập khẩu gạo. Các phát ngôn đều trên cơ sở thận trọng nhưng để ngỏ khả năng nhập khẩu gạo.
Ngày 25/5 Bộ trưởng Thương mại Indonesia, Rachmat Gobel, cho biết Indonesia chưa có kế hoạch nhập khẩu gạo, ít nhất là vào lúc này, bởi cơ quan hậu cần quốc gia (Bulog) đang mua lúa của dân để tích trữ. Bộ trưởng Rachmat Gobel cho biết Indonesia sẽ chỉ đưa ra quyết định có hay không nhập khẩu gạo sau khi có thống kê Bulog thu mua được bao nhiêu. Tuy nhiên, Chính phủ có thể sẽ cho phép nhập khẩu gạo bởi dự tính nhu cầu sẽ gia tăng trong tháng ăn chay và lễ hội Idul Fitri.
“Sau khi trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng nguồn cung sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu trong tháng ăn chay, do vậy cần nhập khẩu gạo để ổn định giá”, ông Rachmat cho biết và thêm rằng Bộ Thương mại đang tính toán hạn ngạch và sẽ cấp phép nhập khẩu ngay sau khi tính toán xong.
Thứ trưởng Kinh tế Indonesia mới đây cho biết nước này chắc chắn sẽ cần nhập khẩu thêm gạo, song chưa quyết định sẽ nhập bao nhiêu, và quyết định này sẽ phải chờ tới đầu tháng 6, trong khi đó Bộ trưởng Doanh nghiệp quốc doanh Rini Soemarno tuần trước cho rằng ông Widodo đã bật đèn xanh cho việc nhập khẩu gạo khẩn cấp nếu cần.
Vụ trưởng Vụ Nội thương Srie Agustina khẳng định Chính phủ sẽ nhập khẩu gạo nếu sản lượng không đạt mục tiêu. Trong các cuộc họp báo, ông Srie cho biết mục tiêu ở đây là tăng sản lượng thêm 5%. Năm ngoái, Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu tăng sản lượng gạo thêm 8%, nhưng trên thực tế đã giảm 0,63%.
Bà Srie cho biết năm qua Indonesia đã giảm nhập khẩu gạo sau khi Bulog đặt mục tiêu dự trữ 500.000 tấn, nhưng chỉ đảm bảo được 425.000 tấn. Tuy nhiên, con số này chưa bao gồm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của các ngành như khách sạn và nhà hàng.
“Chúng tôi vẫn chưa thể sản xuất một số giống gạo mà các ngành này cần”, bà Srie muốn nói tới các loại gạo như Japonica của Nhật Bản và Thai Hom Mali của Thái Lan.
Theo Cơ quan thống kê trung ương (BPS), Indonesia đã nhập khẩu 7.912 tấn gạo, trị giá 3,1 triệu tấn trong tháng 2/2015, giảm so với 16.600 tấn (8,3 triệu tấn) nhập trong quý I. Gạo nhập khẩu chủ yếu là các loại đặc biệt.
Tháng 2/2015, gạo nhập khẩu từ Thái Lan chiếm tới 1.030 tấn, trị giá 615.000 USD, tiếp đến là Việt Nam với 550 tấn trị giá 219.000 USD.
Ông Dwi Andreas Santosa, giáo sư thuộc Viện Nông nghiệp Bogor (IPB) cho biết Chính phủ sẽ rất thận trọng trong quyết định có nhập khẩu gạo hay không, vì dự trữ đã giảm trong 3 năm qua.
“Chúng tôi có 7,4 triệu tấn gạo dự trữ vào đầu năm 2013, giảm xuống 6,5 triệu tấn vài tháng sau đó. Đầu năm nay, gạo dự trữ chỉ còn 5,5 triệu tấn”, ông Andreas cho biết.
Dự trữ gạo của nhà nước Indonesia hiện ở mức khoảng 1,2 triệu tấn, giảm gần một nửa so với gần 2 triệu tấn giữa năm 2014.
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, Tổng thống Widodo cam kết sẽ xây dựng các hệ thống tưới tiêu hiện đại và cung cấp máy cày, máy trồng lúa và máy gặt đập liên hợp cũng như máy gieo hạt.
Có thể bạn quan tâm
Theo số liệu thống kê của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), diện tích nuôi tôm trên toàn huyện chủ yếu tập trung ở 3 xã Hải Lạng, Đông Ngũ và Đông Hải. Trong đó so với năm 2014, trong khi diện tích nuôi ở xã Hải Lạng giữ nguyên như cũ là trên 680ha thì ở 2 xã còn lại đều tăng mạnh: Đông Ngũ tăng gấp 3 lần với 28ha; Đông Hải tăng gấp 10 lần với 100ha.
Quý I, tổng sản lượng thủy sản đạt 130 ngàn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 8.707ha, tăng 556ha so với đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 174 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ.
Chuyện chỉ có ở Củ Chi: "ép" nông dân tiêm phòng cho bò thì mới thu mua sữa; ai nuôi bò nhiều được hỗ trợ tiền làm chuồng, hầm bi-ô-ga; hỗ trợ 50% kinh phí khi người nuôi bò mua máy vắt sữa, máy cắt cỏ...
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang), năm nay 20 ha vú sữa ở xã Hợp Đức cho sản lượng ước đạt hơn 100 tấn.
Bệnh viện cây ăn quả ĐBSCL (Sofri) cho biết: khi thấy trái dừa nứt trên cây hay thấy trái rụng, lấy dao bằm vỏ thấy khu vực đầu trái có nhiều vết thâm đen là do nấm đã tấn công vào mầu dừa (đài trái nằm giữa cuống và trái).