Cao su xuất khẩu tiếp tục rớt giá, giảm gần 28%
Theo Bộ NN&PTNT, điểm đặc biệt cần lưu ý là suốt từ đầu năm đến nay giá XK cao su liên tục sụt giảm. Cụ thể, giá cao su XK bình quân 4 tháng đầu năm chỉ đạt 1.428 USD/tấn, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm hơn 69 % thị phần.
Tại thị trường trong nước, giá cao su cũng đang diễn biến theo chiều giảm xuống. Cụ thể, giá cao su SVR3L giảm từ 29.800 đ/kg đầu tháng 5 xuống còn 28.800 đ/kg thời điểm hiện nay; cao su SVR10 giảm từ 24.600 đ/kg xuống còn 23.700 đ/kg.
Người dân trồng cao su tại tỉnh Bình Phước đã bắt đầu khai thác mủ trở lại sau một thời gian cây thay lá. Tuy nhiên, giá mủ hiện đang ở mức rất thấp khiến người trồng muốn chặt bỏ cây cao su để trồng cây khác có lợi nhuận cao hơn.
Tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, mủ cao su dạng nước chất lượng 35 độ/kg hiện được thu mua với giá 6.400 đ/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái giá mủ ở mức khoảng 9.500 đ/kg.
Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam: Giá bán cao su liên tục sụt giảm, có nguy cơ bằng hoặc dưới giá thành, nguyên nhân mấu chốt là bởi trên thị trường cao su thế giới cung đã vượt cầu. Dự kiến, hết năm nay và thậm chí cả trong năm 2016, tình hình vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong bối cảnh khó khăn triền miên, các DN đã phải tính toán nhiều phương án nhằm cố gắng qua “cơn bĩ cực”, chờ thời điểm giá cao su ổn định. Trong đó, tập trung khai thác, chế biến gỗ cao su cũng là giải pháp hiệu quả.
Bà Hoa đề nghị, khi ngành chế biến gỗ, XK gỗ phát triển tốt nhưng lại thường xuyên thiếu nguyên liệu, phải NK từ nước ngoài nên trong thời gian tới ngành cao su và ngành chế biến, XK gỗ cần “bắt tay” với nhau để giải quyết khó khăn.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết: Dự kiến trong tháng 6 tới, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Hiệp hội Cao su Việt Nam sẽ có buổi làm việc trực tiếp để trao đổi kỹ lưỡng mọi khía cạnh.
Cụ thể, đôi bên sẽ bàn bạc và thống nhất các vấn đề như nội dung phối hợp, cơ chế và nguyên tắc trong quá trình phối hợp… nhằm nhanh chóng cùng vượt khó.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày đầu tháng Giêng, đi dọc biển thuộc địa phận các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), chúng tôi được chứng kiến cảnh làng tôm giống vào mùa. Ống khói lò đun nước thi nhau nhả khói, Tiếng máy bơm, tiếng quạt thông gió… tạo nên một không khí khẩn trương của làng nghề trong những ngày đầu năm mới.
Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu.
Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.
“Mức độ thông luồng ổn định, giải quyết ách tắc tàu thuyền ra vào, ngư dân đánh bắt cá dễ dàng. Sau khi thông luồng, nhiều tàu vươn khơi đánh bắt và nhiều nhà đã kiếm được bạc tỷ. Lòng ai cũng vui!" - cụ Nguyễn Minh Anh, 69 tuổi, thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An cho biết.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống vùng đồng bằng sông Cửu Long.