Vụ đông này trồng cây gì

Nhóm cây chủ lực, gồm ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây, trong đó cây ngô phải được xem như cây chủ lực ở nhóm cây vụ đông ưa ấm; cần tạo bước thay đổi quan trọng trong canh tác ngô sau lúa và nâng cao năng suất ngô bằng các gói kỹ thuật đồng bộ ở các vùng quan trọng.
Với những loại cây trồng lấy củ khác, lợi thế là hạn chế được sâu bệnh, đầu ra tốt và nhất là có thể dự trữ dài ngày sau khi thu hoạch như khoai tây, khoai lang, bí đỏ...
Nhóm cây ngắn ngày, gồm các loại rau xanh, đậu đỗ: Đây là những cây dễ trồng, có hệ số quay vòng cao, thời vụ ngắn, có thể trồng xen, tận dụng những diện tích nhỏ, không cần nhiều nước tưới.
Các loại rau xanh như cải, xà lách, cà chua, su hào, mùi, đậu Hà Lan, đậu cô-ve...
Nhóm cây phục vụ xuất khẩu như dưa chuột bao tử, ớt, bí xanh, bí ngô, các loại nấm ăn, nấm dược liệu... Đây là những loại cây có thị trường xuất khẩu tốt, thích hợp trong việc chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.

Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.

Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.

Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.