Vì Sao Dalat Milk Ngưng Mua Sữa Có Tỷ Lệ Nước Trên 4%?
Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) thông báo, nếu trong sữa bò mà nông dân giao cho nhà máy có tỷ lệ nước từ 4% trở lên thì người bán sẽ bị nhắc nhở và sau 6 lần kiểm tra mà sữa vẫn có tỷ lệ nước trên 4%, công ty sẽ ngưng nhận sữa từ nông dân nuôi bò có hợp đồng bán sữa với công ty.
Thông báo số 24/TB-DLM do ông Ngô Minh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Đà Lạt ký ngày 28-1 gởi các hộ dân nuôi bò sữa đang cung cấp sữa cho công ty cho biết, theo phụ lục hợp đồng mua bán sữa ngày 3-1-2015 thì mức trừ đối với trường hợp phát hiện trong sữa có nước là 8.000 đồng/kg bất kể lượng nước là bao nhiêu.
Tuy nhiên, để giảm bớt thiệt hại cho nông dân, công ty sẽ điều chỉnh mức khấu trừ. Cụ thể, nếu phát hiện trong sữa có 0,1% nước sẽ khấu trừ 200 đồng/kg, và tỷ lệ từ 4% nước trở lên sẽ nhắc nhở và sau 3 ngày (tương đương 6 lần phân tích) mà sản phẩm không được cải thiện công ty sẽ ngưng nhận sữa. Thông báo này áp dụng để tính tiền sữa từ ngày 3-1-2015.
Một hộ dân nuôi bò sữa cung cấp sữa cho Dalat Milk cho biết, dù thông báo chỉ nói nếu tỷ lệ nước từ 4% trở lên công ty sẽ ngưng nhận sữa, mà không nói rõ là công ty sẽ không mua sữa nữa, nhưng nông dân chúng tôi hiểu rằng, nếu sữa có tỷ lệ nước từ 4% trở lên thì không thể bán cho công ty, tức là do chúng tôi không đáp ứng được điều kiện chứ không phải do công ty không mua.
“Một người dân bình thường cũng biết trong sữa có nước nhưng không hiểu sao công ty lại ra một thông báo như vậy. Có thể việc ra thông báo này là một cách để phía Dalat Milk hợp thức hóa việc không mua sữa của chúng tôi thôi”, người này cho biết.
Một chuyên gia trong ngành sữa cho biết, trong sữa tươi, nước chiếm tỷ lệ lớn nhất và tùy theo từng giống bò mà tỷ lệ nước cao hay thấp, nhưng tỷ lệ nước trong sữa dao động từ 80 - 90%, còn lại là các loại chất đường lactose, protein, các loại chất khoáng, mỡ sữa.
Trước đó, vào đầu tháng 1-2015, phía Dalat Milk đưa quy định hạn mức cung cấp sữa là 16kg mỗi ngày đối với mỗi con bò sữa được công ty ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ nông dân. Con số này quá thấp so với sản lượng sữa mà mỗi con bò cho ra mỗi ngày. Ngay sau đó, nông dân nuôi bò sữa phản ứng bằng cách đổ sữa ở trước trạm mua của công ty này.
Sau khi làm việc với chính quyền địa phương, Dalat Milk đã thu hồi lại quy định này và nay công ty lại đưa ra một thông báo mới như đã nói ở trên.
Hiện nay, đàn bò sữa ở Lâm Đồng đã đạt 10.000 con, tăng đến 50% so với một năm trước đó.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.
Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.
Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).
Nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) có bước phát triển khá. Với mục tiêu trong năm 2014, huyện phát triển 2.100ha, đến nay toàn huyện có tổng diện tích nuôi thủy sản là 2.165,7ha, đạt 103% so kế hoạch, so năm 2013 tăng 149,7ha.
Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.