Vụ Đông 2014 - 2015, Xã Hoằng Phong Phấn Đấu Đạt Giá Trị Trên 8 Tỷ Đồng

Vụ đông 2014-2015, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) gieo trồng 80 ha cây trồng vụ đông, trong đó ngoài trồng các loại cây truyền thống, như: ngô, khoai tây, ớt xuất khẩu, thuốc lào, rau các loại, xã còn liên kết với Công ty Giống cây trồng Trung ương (công ty cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm) trồng thử nghiệm 6 ha khoai lang ruột vàng có chất lượng cao.
Thân cây to mập, ít phân cành, khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng từ 105-120 ngày, năng suất đạt 9 đến 15 tấn/ha. Hàm lượng chất khô đạt từ 27-33%, dùng ăn tươi hoặc chế biến, xuất khẩu và có thị trường tiêu thụ rộng. Để khuyến khích hộ dân tham gia trồng, xã Hoằng Phong đã trích gần 50 triệu đồng từ ngân sách xã hỗ trợ kích cầu cho bà con nông dân.
Hiện nay, 6 ha khoai lang ruột vàng đã bén rễ, xanh tốt. Ngoài ra, xã đang tuyên truyền, vận động các hộ dân chuẩn bị các điều kiện trồng 20 ha cây thuốc lào và chăm sóc các loại cây trồng vụ đông đạt hiệu quả. Xã phấn đấu vụ đông 2014 - 2015, đạt giá trị trên 8 tỷ đồng.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132198/Vu-dong--2014---2015,-xa-Hoang-Phong-phan-dau-dat-gia-tri-tren-8-ty-dong
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.

Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…