Vỡ mộng với cây gừng
Đến thời điểm này, toàn huyện Thới Bình có hơn 200ha trồng gừng, tăng gấp nhiều lần so với năm 2014.
Nhưng theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình, diện tích bị thiệt hại hiện lên đến 40%.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm - Trưởng Phòng Nông nghiệp cho biết: “Tình hình gừng bị thiệt hại vì nhiễm bệnh đang diễn ra trên diện rộng, bệnh phổ biến là thối củ.
Bà con nên bán gừng càng nhanh càng tốt để tránh bị thiệt hại, bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này”.
Năm vừa qua, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyến (ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông) chỉ trồng nửa công gừng nhưng đã bán được hơn 150 triệu.
Vì thế ở vụ gừng năm nay, gia đình chị quyết tâm mở rộng diện tích trồng lên 3 công.
Ngoài ra, chị còn đi mướn thêm 4 công nữa để trồng.
Nhưng với tình hình hiện tại, ngoài 3 công gừng phải bán non để “chạy” dịch bệnh thì 4 công gừng đi mướn đã trắng tay.
Chị Tuyến cho biết: “Từ hồi tháng 6 âm lịch, gừng đã bắt đầu có dấu hiệu bị thối, phát hiện buổi sáng thì buổi chiều cây gừng bắt đầu héo đi rất nhanh.
Vì thế gia đình đã quyết định bán non gừng để lấy lại phần chi phí đầu tư, vì mỗi công gừng đi mướn là 30 triệu đồng.
Nhưng thu hoạch chỉ bán được hơn 10 triệu, vụ gừng năm nay coi như cầm chắc lỗ hơn 100 triệu đồng”. Nhận thấy gừng là cây có thể giúp đời sống kinh tế phát triển nhanh chóng, nhiều hộ dân ở các xã Biển Bạch Đông, Trí Lực, Tân Bằng...
của huyện Thới Bình đua nhau chuyển sang trồng gừng.
Nhiều hộ dù không có vốn, đất đai để đầu tư nhưng vẫn cố gắng đi thuê, mua chịu giống, phân để trồng, giờ đây đành ngậm ngùi nhìn gừng từng ngày bị héo dần đi mà không có cách gì cứu vãn được.
Hiện tại, giá gừng được các thương lái thu mua dao động từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, nếu trừ chi phí nhân công thu hoạch bình quân 1.000 đồng/kg thì đúng bằng mức giá thấp điểm hồi những năm 2013.
Điều đáng nói, hiện tình trạng người dân thu hoạch gừng non nhằm “chạy” bệnh đã khiến cho hàng loạt thương lái bắt đầu o ép giá, thậm chí từ chối không mua.
Ông Nguyễn Phi Thoàn - Phó Chủ tịch xã Biển Bạch Đông cho biết: “Năm 2014, giá gừng tăng cao một cách đột biến, có thời điểm gần 30.000 đồng/kg, bình quân 1ha cho thu nhập gần 1 tỷ đồng đã khiến cho người dân nơi đây tự phát phá mía trồng gừng.
Hiện diện tích trồng gừng đã tăng từ vài ha nhỏ lẻ lên gần 110ha.
Tuy nhiên, hiện diện tích gừng bị thiệt hại đã trên dưới 50ha”.
Có thể bạn quan tâm
Nghe nhiều cán bộ khuyến nông cơ sở ở Điện Bàn gọi điện nói vụ hè thu 2015 hàng loạt cánh đồng lúa của thị xã này bị tụt giảm sản lượng nên chiều Chủ nhật vừa rồi Tư tôi ra tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Bởi, tại hầu hết địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nhà nông đang rất phấn khởi vì lúa được mùa.
Hôm qua 7.9, tại huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất lúa khảo nghiệm thuộc đề tài “Xác định liều lượng phân bón hợp lý cho các chân đất lúa chính ở Quảng Nam”.
Cơn mưa chiều 12.9 vẫn không làm giảm đi sức hút của phiên chợ đặc biệt lần đầu tiên tại TP.HCM - “Chợ phiên hàng Việt và nông sản sạch" với sản phẩm nổi bật là những loại rau củ sạch có thể ăn thử ngay tại chỗ.
Sinh ra đã mang trong mình trọng bệnh, bị liệt cả 2 chân, phải ngồi trên xe lăn, nhưng ông Lê Đức Hiền (ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã làm được những việc mà nhiều người bình thường cũng khó làm được, đó là nghiên cứu ra hàng chục sáng chế khác nhau.
Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bộ NNPTNT phải phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.