Phòng, Trị Côn Trùng Ký Sinh Trên Da Trâu Bò

Ruồi, chấy, rận, bọ chét, ve, ghẻ, trong số đó, có nhiều loài ký sinh trên da trâu bò ở nước ta, gây tác hại lớn nhất là ve, ghẻ, rận, ruồi trâu và mòng. Xin mách cách phòng trị các loại bệnh này.
Phòng bệnh: Tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc trâu bò, bê, nghé. Tắm cọ thường xuyên, nhốt riêng gia súc bị rận, ghẻ, ve.
- Phát quang đồng cỏ quá rậm rạp, thực hiện việc đốt đồng cỏ trước mùa mưa, luân canh đất canh tác có tác dụng diệt ve, tiêu nưới để trừ ruồi trâu, các chất độn chuồng đem đốt, phân đem ủ kỹ đúng kỹ thuật có tác dụng diệt ghẻ và ấu trùng ruồi mòng.
Trị bệnh: Biện pháp cơ giới đơn giản nhất đối với ruồi trâu và mòng là đập chết.
- Dùng hoá chất: Thuốc bôi, tắm, phun... Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để tiêu diệt các động vật chân đốt ký sinh ngoài da gia súc như: Dipterex; Pyrethroids tổng hợp; Permethrin; Cypermethrin; Spinosad; Amitraz... (Cách sử dụng từng loại thuốc trên theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
* Thuốc tiêm:
- Dùng Ivermectin tiêm dưới da với liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm trong 2-3ngày liền và tiêm nhắc lại sau 10 ngày để diệt nội, ngoại ký sinh trùng gia súc.
* Dùng thuốc nam:
Các loại hạt có chất độc để diệt ghẻ như: Hạt thàn mát, hạt máu chó, hạt củ đậu, giã nhỏ hoà với dầu ăn bôi lên chỗ ghẻ của gia súc. Sau 9 ngày bôi lại lần 2 diệt những con ghẻ mới nở.
- Dùng lá cây thuốc lá diệt rận: 50 gram giã nhỏ cho 1 lít nước, cắt gọt lông gia súc, xát thuốc ngâm lá thuốc lá lên trên da gia súc mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Chuồng trại phải hợp vệ sinh, thông thoáng mùa hè, ấm mùa đông và có sẵn vận động cho bò.

Ngoại hình: mang những đặc điểm chung của các giống bò Zêbu như tầm vóc khá lớn, kết cấu ngoại hình rắn chắc, u vai (bướu) phát triển, yếm và rốn phát triển, tai to màu sắc đa dạng.

Xây nhà cho bò nghe có vẻ như là chuyện lạ nhưng thực tế tại Hà Tĩnh, hàng trăm ngôi nhà kiên cố đã được nhân dân các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang xây dựng để tránh lũ cho trâu bò từ mấy năm gần đây. Có nhà tránh lũ, hàng trăm hộ dân đã thoát cảnh phải cơm đùm cơm gói dắt trâu bò đi sơ tán hàng mấy ngày trời khi mưa lũ đến.

Do gieo tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, gây tổn thương hoặc thủng thành tử cung; khẩu phần thừa hoặc thiếu nhu cầu dinh dưỡng cần thiết làm bò đẻ khó, dẫn đến tử cung bị tổn thương hoặc sót nhau; không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ở giai đoạn bò đẻ là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, tồn tại, phát triển và gây bệnh. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như giảm sức sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, giảm 8 - 10% tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên

Bệnh do sán lá Fasciola hepatica và Fasciola gigantica ký sinh trong gan và ống dẫn mật gây ra, ở nước ta chủ yếu là do Fasciola gigantica. Bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính, ít gây chết nhưng làm gia súc gầy ốm, tiêu chảy kéo dài, giảm năng suất, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.