Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Trị Giun Phổi Trâu, Bò

Trị Giun Phổi Trâu, Bò
Ngày đăng: 25/07/2013

Xin giới thiệu với bà con cách trị giun phổi trâu, bò.

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh giun phổi ở loài nhai lại còn gọi viêm phế quản, nguyên nhân do ký sinh trùng. Bệnh thường phát nhiều ở loài nhai lại, nhất là bò từ 2-12 tháng tuổi, sau đó giảm dần, đến tuổi trưởng thành bệnh nhiễm rất thấp. Bệnh gây ra do giun Dictyocaulus viviparus ký sinh ở phế quản và khí quản trâu bò và Dictyocaulus filaria ký sinh ở dê, cừu.

2. Cơ chế lây lan:

Giun trưởng thành sống ở đường hô hấp của phổi, khí quản và phế quản. Giun rất nhỏ, mảnh, dài 3-5 cm, dễ nhìn thấy khi mổ khám. Giun trưởng thành đẻ trứng, trứng có thể nở ngay thành ấu trùng, con vật ho bật lên, nuốt vào đường tiêu hoá và thải theo phân ra ngoài. Ở ngoài môi trường chúng nhanh chóng lột xác 2 lần thành ấu trùng III, gọi là ấu trùng cảm nhiễm, có khả năng gây bệnh.

Bò ăn phải ấu trùng lẫn trong cỏ, nước uống, ấu trùng tới ruột non, lột bỏ màng bọc, chui vào niêm mạc ruột, theo hệ lâm ba vào máu và về phổi. Tới phổi ấu trùng chui qua mạch máu vào phế bào và các phế quản nhỏ phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời từ 21-30 ngày và chúng có thể sống ở phổi từ 2 tháng đến 1 năm.

3. Cơ chế sinh bệnh:

Ấu trùng di hành làm tổn thương một số cơ quan tổ chức như: Niêm mạc ruột, hạch lâm ba, phế quản ... Nếu nhiễm lượng giun lớn, gây viêm phổi, khó thở, ho, khí quản mất tính đàn hồi, nếu nhiễm khuẩn thứ phát có thể có mủ hay hoại tử phổi. Mặt khác chúng tiết độc tố làm con vật ngộ độc, sốt cao, gầy yếu...

4. Triệu chứng lâm sàng:

Thường biểu hiện giới hạn ở gia súc non bao gồm: Ho khan, ho ướt, số lần ho tăng dần lên (ho nhiều vào ban đêm). Con vật khó thở, chảy nước mũi, sốt từ 39,5-400C. Ăn kém hoặc bỏ ăn, gầy yếu dần, nếu phổi nhiễm trùng có mủ hoặc hoại tử con vật sẽ bị tử vong.

5. Bệnh tích:

Xác chết gầy, dưới da thuỷ thũng, xoang ngực tích nước, phổi sưng to, trên mặt phổi nhiều mụn, mầu phổi giống mầu gan và giun chứa đầy trong các chi nhánh phế quản.

6. Phòng và điều trị bệnh:

Phòng bệnh:

- Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.

- Tẩy giun định kỳ bằng một trong các loại thuốc ở phần điều trị.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như: Chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, ủ phân diệt trứng giun định kỳ

Điều trị: Có thể dùng một trong các loại thuốc sau.

- Ivermectin: 2,5- 3 mg/kg thể trọng, tiêm bắp.

- Levamison: 6-7,5 mg/kg TT, tiêm bắp.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Chống Bệnh Lở Mồm, Long Móng Phòng Chống Bệnh Lở Mồm, Long Móng

Mới đây tại Quảng Nam và Quảng Ngãi, dịch lở mồm, long móng (LMLM) đã xuất hiện với hàng nghìn con trâu, bò và lợn bị nhiễm bệnh. LMLM là loại bệnh hết sức nguy hiểm, lây lan nhanh, do đó các vùng có dịch cần xử lý triệt để theo hướng dẫn của thú y.

12/12/2011
Ủ Chua Thân Ngô Làm Thức Ăn Cho Bò Ủ Chua Thân Ngô Làm Thức Ăn Cho Bò

Thân ngô sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối lượng rất lớn. Để tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này, TS. Lê Đăng Đảnh (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu thành công việc ủ thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò

12/12/2011
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Giống Lai Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Giống Lai

Nuôi tại chuồng kết hợp chăn thả; áp dụng cho đàn bò mới nhập về nuôi tân đáo cách ly, thực hiện tiêm phòng các loại vaccine tại khu chăn thả có qui mô đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng. - Nuôi nhốt tại chuồng 100%; áp dung cho đàn bò đã được nuôi tân đáo cách ly, tiêm phòng đầy đủ các bệnh dịch và chuẩn bị xuất bán tại khu chuồng tập kết (thời gian từ 5 -7 ngày trước khi bán).

11/12/2011
Nuôi Bò Cọp Có Giá Cao Nuôi Bò Cọp Có Giá Cao

Thời gian gần đây, tại một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất hiện những con bò được nhiều người gọi là bò cọp. Hiện một con bê loại này có giá từ 15 - 30 triệu đồng, bò lớn có thể đến 40 - 50 triệu đồng/con, thậm chí cao hơn. Dù có giá khá cao nhưng vẫn được nhiều người săn tìm con giống về nuôi...

20/04/2012
Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cách đây 20 năm, đàn bò của ĐBSCL (270.400 con) lớn hơn ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH - 171.200 con) và miền Đông Nam Bộ (MĐNB - 142.000 con).

06/01/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.