Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Vịt Đẻ Bị Liệt Cả Hai Chân Lăn Ra Chết

Vịt Đẻ Bị Liệt Cả Hai Chân Lăn Ra Chết
Ngày đăng: 28/08/2013

- Nhiều con trong đàn đi lại không được, thể thần kinh ngoẹo đầu, bại liệt cả 2 chân và sệ cánh do vi khuẩn tập trung trong các khớp, bao hoạt dịch, trong tai hoặc đỉnh sọ nên vịt bị viêm các khớp đùi, đầu gối, cánh, viêm màng não...

- Những con yếu ớt, ủ rũ, đứng một chỗ, miệng, mũi chảy nước nhờn có bọt, vịt khó thở, thỉnh thoảng kêu khẹt khẹt, sốt cao trên 430C, lông xù, phân màu xám xanh hoặc xám vàng đôi khi có lẫn máu...

- Khi vịt chết da, thịt tím ngắt do bị tụ huyết.

Bệnh tích

- Ruột bị viêm, niêm mạc ruột tụ huyết, đôi khi xuất huyết màu đỏ, nhất là ở trực tràng.

- Gan bị thoái hoá có màu vàng và bị bao phủ bởi những ổ hoại tử màu xám hoặc lấm chấm màu trắng.

- Phổi bị tụ huyết và xuất huyết màu tím đen, màng phổi bị viêm dính vào lồng ngực.

- Buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm có màu vàng nhạt.

Phòng bệnh

- Chú ý vệ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt đàn vịt. Cách ly đàn vịt đang bị bệnh.

- Định kỳ chích ngừa vacxin tụ huyết trùng vịt.

- Bổ sung kháng sinh và thức ăn giàu dinh dưỡng vào khẩu phần thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại khi thay đổi thời tiết, môi trường sống và xung quanh có dịch. Có thể dùng Tetracyline với liều 50 gr/100 kg thức ăn hỗn hợp, 4- 6 ngày liên tục.

Điều trị

Có rất nhiều phương pháp và sau đây là phương pháp thông dụng nhất:

- Streptomycine chích với liều 50- 100mg/1 kg thể trọng.

- Penicilline chích với liều 50.000 UI/1 kg thể trọng.

- Kháng huyết thanh đa giá chích với liều 2-3 ml/kg thể trọng.

Có thể pha chung 3 loại thuốc trên chích 1 lần vào ngày thứ nhất. Ngày thứ 2 chỉ chích kháng sinh (Streptomycine + Penicilline) với liều như trên. Từ ngày thứ 3-5 có thể chích vacxin với liều 1 ml/1 con vào dưới da cổ.

Đây là phương pháp điều trị hữu hiệu và không tái phát vì tác dụng của kháng huyết thanh đa giá kéo dài miễn dịch cho cơ thể được 15 ngày. Sau khi kháng huyết thanh hết tác dụng thì vacxin đã tạo được miễn dịch kéo dài 3- 6 tháng. Đây là loại vacxin vi khuẩn đã chết nên chích cùng huyết thanh và kháng sinh kháng ảnh hưởng gì. Trong thực tế nếu đàn vịt quá yếu thì sau khi điều trị khỏi bệnh 5-6 ngày sau ta chích vacxin cũng được.

Chú ý

- Khi điều trị bệnh cho vịt đẻ ta có thể thay kháng sinh Streptomycine, Penicilline bằng Terramycine hoặc các loại Sulfa... cũng được.

- Không được chích vacxin ngay trong ngày thứ nhất, thứ hai vì vịt đang bị bệnh, vịt sẽ phát bệnh nặng hơn do chất độc của vacxin làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm tăng độc lực của vi khuẩn gây bệnh. Chỉ chích từ ngày thứ 3-5 là tốt nhất.

- Khi điều trị khỏi bệnh phải chuyển đàn vịt đi nơi khác để tổng vệ sinh chuồng trại và đề phòng tái nhiễm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Sinh Sản (Vịt Đẻ) Kỹ Thuật Nuôi Vịt Sinh Sản (Vịt Đẻ)

Chuồng nuôi vịt đẻ cũng có các kiểu chuồng như chuồng - sân - ao, chuồng sàn trên ao. Yêu cầu đối với chuồng nuôi là nền chuồng phải khô ráo, tránh chuột và các động vật khác phá ổ trứng. Tránh mưa nắng cho ổ đẻ.

28/08/2013
Chăm Sóc Ngỗng Thịt Chăm Sóc Ngỗng Thịt

Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4-7kg.

30/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Con (0-8 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt Kỹ Thuật Nuôi Vịt Con (0-8 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt

Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Độn chuồng bằng trấu, phoi bào hoặc rơm, rạ khô không bị hôi, mốc.

27/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt

Nước uống phải đầy đủ và sạch sẽ, đặc biệt nuôi vịt nhốt trên khô, không có nước bơi lội sẽ phải thay nước uống thường xuyên cho vịt.

27/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Xiêm Kỹ Thuật Nuôi Vịt Xiêm

Vịt Xiêm dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn. Lúc trưởng thành con trống có trọng lượng: 4 - 6 kg, con mái từ 3 - 4 kg. Sau 7 - 8 tuần nuôi là có thể giết thịt. Có thể cho vịt Xiêm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại phụ phẩm nông nghiệp để tiết kiệm chi phí.

28/08/2013