Cách Phân Biệt Giữa Vịt Đực Và Vịt Cái
Trong nghề nuôi vịt sinh sản, việc chọn con cái lúc mới nở để làm giống rất có ý nghĩa kinh tế đặc biệt là nuôi vịt giống tốt, phẩm cấp giống cao. Nuôi vịt với mật độ cao, nhất là về mùa lạnh, nếu phòng chống rét không tốt, vệ sinh chuồng trại kém, môi trường nuôi bị ô nhiễm, sức đề kháng của cơ thể vịt giảm chúng thường bị bệnh về đường hô hấp CRD (hen phế quản), bệnh haybị ở thể mãn tính các loại thuốc thú y điều trị bệnh này hiệu quả thường không cao.
Vịt mới nở chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, mắt sáng, lông bông, không khoèo chân, hở rốn, vẹo mỏ, không nhỏ quá để nuôi làm giống. Xin giới thiệu kinh nghiệm chọn vịt đực, vịt cái và cách phòng trị bệnh hen phế quản có hiệu quả cho vịt. Cách phân biệt giới tính vịt: Vịt đực thường thấy đầu to, đít bé, kêu to, tiếng đục hơi khàn, mắt tròn, màu nâu nhạt; nhìn thấy rõ một vòng tròn vàng màu đồng thau viền xung quanh lòng đen; ấn nhẹ bộ phận sinh dục thấy thò ra một ống nhỏ đó là bộ phận giao cấu với con cái sau này. Vịt cái đầu nhỏ đít to hơn vịt đực, mắt vịt cái có màu nâu sẫm, có vòng vàng sẫm viền xung quanh lòng đen; dùng tay ấn nhẹ bộ phận sinh dục không thấy có ống giao cấu thò ra. Cách phòng và trị bệnh hen cho vịt: Phòng bệnh, thường xuyên dọn sạch chuồng trại cho vịt; định kỳ 20-30 ngày/lần phun thuốc khử trùng chuồng
trại bằng các loại thuốc khử trùng mới có iôt. Cho vịt ăn đủ khẩu phần bằng các loại cám tốt đầy đủ dinh dưỡng, che chắn chống gió lùa, chăn thả muộn trong những ngày giá rét, đảm bảo “thoáng - mát hè, ấm - khô đông” giúp cơ thể vịt tăng khả năng chống bệnh.
Cách trị bệnh hen cho vịt: Lá chanh 100g giã nhỏ hoà 200ml nước chắt lấy nước; phèn chua 20g rang khô tán nhỏ; băng phiến 5 viên tán nhỏ, hoà lẫn ba thứ trên với nhau cho vịt uống với liều 1-2ml/con/lần/ngày. Cho uống 2-3lần là khỏi.
Có thể bạn quan tâm
Sau đó cho vịt ăn giảm để cầm xác khoảng 1-2 tháng khi nào muốn cho vịt đẻ lại (lúc giá trứng cao hoặc giá thức ăn thấp, hoặc có đồng chăn thả) thì bổ sung khẩu phần tốt, vịt sẽ đẻ lại cùng lúc, tỷ lệ đẻ nâng dần lên. Điều này giúp lượng trứng sản xuất tập trung, thuận tiện cho việc chăm sóc bổ sung chất khi vịt đẻ trở lại, tiết kiệm chi phí trong giai đoạn vịt thay lông.
Nhiều con trong đàn đi lại không được, thể thần kinh ngoẹo đầu, bại liệt cả 2 chân và sệ cánh do vi khuẩn tập trung trong các khớp, bao hoạt dịch, trong tai hoặc đỉnh sọ nên vịt bị viêm các khớp đùi, đầu gối, cánh, viêm màng não...
Giảm được chi phí để nuôi con đực, nếu tự giao phối thì 1 con đực chỉ ghép được 4 – 5 con cái, nhưng thụ tinh nhân tạo 1 con đực thụ tinh được bình quân 20 – 25 con mái, có thời điểm thụ tinh được 40 – 50 con cái và như vậy giảm được chi phí khoảng 5 – 7%
Đây là phương thức nuôi tiên tiến, có thể nuôi vịt quanh năm, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, thuận tiện cho việc bố trí sản xuất quy mô lớn. Muốn đạt năng suất cao phải chú ý từng khâu kỹ thuật. Theo phương thức này vịt được nuôi 7-8 tuần là giết thịt.
Tại Việt Nam, từ năm 1978, Trần Minh Châu và cộng sự đã nghi có bệnh viêm gan do virus của vịt. Kể từ đó đến nay, bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở nước ta nhưng ít được quan tâm. Hiện nay, bệnh đang gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh phát triển chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.