Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Vịt Đẻ Bị Liệt Cả Hai Chân Lăn Ra Chết

Vịt Đẻ Bị Liệt Cả Hai Chân Lăn Ra Chết
Publish date: Wednesday. August 28th, 2013

- Nhiều con trong đàn đi lại không được, thể thần kinh ngoẹo đầu, bại liệt cả 2 chân và sệ cánh do vi khuẩn tập trung trong các khớp, bao hoạt dịch, trong tai hoặc đỉnh sọ nên vịt bị viêm các khớp đùi, đầu gối, cánh, viêm màng não...

- Những con yếu ớt, ủ rũ, đứng một chỗ, miệng, mũi chảy nước nhờn có bọt, vịt khó thở, thỉnh thoảng kêu khẹt khẹt, sốt cao trên 430C, lông xù, phân màu xám xanh hoặc xám vàng đôi khi có lẫn máu...

- Khi vịt chết da, thịt tím ngắt do bị tụ huyết.

Bệnh tích

- Ruột bị viêm, niêm mạc ruột tụ huyết, đôi khi xuất huyết màu đỏ, nhất là ở trực tràng.

- Gan bị thoái hoá có màu vàng và bị bao phủ bởi những ổ hoại tử màu xám hoặc lấm chấm màu trắng.

- Phổi bị tụ huyết và xuất huyết màu tím đen, màng phổi bị viêm dính vào lồng ngực.

- Buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm có màu vàng nhạt.

Phòng bệnh

- Chú ý vệ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt đàn vịt. Cách ly đàn vịt đang bị bệnh.

- Định kỳ chích ngừa vacxin tụ huyết trùng vịt.

- Bổ sung kháng sinh và thức ăn giàu dinh dưỡng vào khẩu phần thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại khi thay đổi thời tiết, môi trường sống và xung quanh có dịch. Có thể dùng Tetracyline với liều 50 gr/100 kg thức ăn hỗn hợp, 4- 6 ngày liên tục.

Điều trị

Có rất nhiều phương pháp và sau đây là phương pháp thông dụng nhất:

- Streptomycine chích với liều 50- 100mg/1 kg thể trọng.

- Penicilline chích với liều 50.000 UI/1 kg thể trọng.

- Kháng huyết thanh đa giá chích với liều 2-3 ml/kg thể trọng.

Có thể pha chung 3 loại thuốc trên chích 1 lần vào ngày thứ nhất. Ngày thứ 2 chỉ chích kháng sinh (Streptomycine + Penicilline) với liều như trên. Từ ngày thứ 3-5 có thể chích vacxin với liều 1 ml/1 con vào dưới da cổ.

Đây là phương pháp điều trị hữu hiệu và không tái phát vì tác dụng của kháng huyết thanh đa giá kéo dài miễn dịch cho cơ thể được 15 ngày. Sau khi kháng huyết thanh hết tác dụng thì vacxin đã tạo được miễn dịch kéo dài 3- 6 tháng. Đây là loại vacxin vi khuẩn đã chết nên chích cùng huyết thanh và kháng sinh kháng ảnh hưởng gì. Trong thực tế nếu đàn vịt quá yếu thì sau khi điều trị khỏi bệnh 5-6 ngày sau ta chích vacxin cũng được.

Chú ý

- Khi điều trị bệnh cho vịt đẻ ta có thể thay kháng sinh Streptomycine, Penicilline bằng Terramycine hoặc các loại Sulfa... cũng được.

- Không được chích vacxin ngay trong ngày thứ nhất, thứ hai vì vịt đang bị bệnh, vịt sẽ phát bệnh nặng hơn do chất độc của vacxin làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm tăng độc lực của vi khuẩn gây bệnh. Chỉ chích từ ngày thứ 3-5 là tốt nhất.

- Khi điều trị khỏi bệnh phải chuyển đàn vịt đi nơi khác để tổng vệ sinh chuồng trại và đề phòng tái nhiễm bệnh.


Related news

Cách làm giàu từ chăn nuôi vịt Cách làm giàu từ chăn nuôi vịt

Bên cạnh rất nhiều hình thức làm giàu khác nhau, cách làm giàu từ chăn nuôi là lựa chọn được nhiều hộ gia đình ở nông thôn tìm đến trong những năm qua. Trong số đó, chăn nuôi vịt thường mang đến hiệu quả kinh tế cao cũng như chỉ yêu cầu những kỹ thuật vô cùng đơn giản. Nếu bạn đang có ý định làm giàu với hình thức này, hãy cùng tham khảo một số thông tin cơ bản dưới đây.

Friday. May 20th, 2016
Kỹ thuật chăn nuôi vịt thả vườn khỏe mạnh, năng suất cao - Phần 1 Kỹ thuật chăn nuôi vịt thả vườn khỏe mạnh, năng suất cao - Phần 1

Chăn nuôi vịt phải kết hợp những tập quán địa phương của nông dân với những kỹ thuật chăn nuôi hiện đại thích hợp

Saturday. July 30th, 2016
Kỹ thuật chăn nuôi vịt thả vườn khỏe mạnh, năng suất cao - Phần 2 Kỹ thuật chăn nuôi vịt thả vườn khỏe mạnh, năng suất cao - Phần 2

Kỹ thuật chăn nuôi vịt thả vườn khỏe mạnh, năng suất cao - Phần 2

Saturday. July 30th, 2016
Chăn nuôi vịt trong ruộng lúa theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường Chăn nuôi vịt trong ruộng lúa theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường

Ngày nay, với cơ chế thị trường và sự định hướng trong chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi của các ngành, các cấp không ít người dân Bến tre đã nhận thấy được

Thursday. May 4th, 2017
Tỏi: phòng và trị bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD) trên gia cầm Tỏi: phòng và trị bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD) trên gia cầm

Hiện nay, chăn nuôi gia cầm rất phát triển, ước tính huyện Mỏ Cày nam số lượng đàn khoảng 1 triệu con, đem lại thu nhập khá cao cho người chăn nuôi

Monday. May 8th, 2017