Virus H5N1 Kháng Vaccine Xâm Nhập Phía Nam

Trước sự việc một số hộ dân ở Cần Thơ đã tiêm phòng vaccine H5N1 cho đàn gia cầm nhưng gia cầm vẫn bị chết và kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy dương tính với virus H5N1, Cục Thú y cho biết, nhánh virus 2.3.2.1 đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh.
Đây là dòng virus được xác định có độc lực cao, có khả năng biến thể kháng lại vaccine, từng được phát hiện và lưu hành tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung nhưng do quá trình vận chuyển gia cầm nên hiện nay đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam.
Trao đổi với phóng viên NTNN, TS Văn Đăng Kỳ - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho biết: “Nhánh virus 2.3.2.1 (nhánh C) không phải là nhánh mới như một số phương tiện truyền thông đưa tin trong mấy ngày qua mà đã xuất hiện từ trước ở miền Bắc, miền Trung, nay đã xuất hiện ở miền Nam. Tuy nhiên, nhánh virus này không đáng lo, vì đã có vaccine phòng, hiện vẫn còn 25 triệu liều dự trữ, chỉ cần đưa vào các tỉnh phía Nam tiêm phòng là có thể ngăn chặn được dịch”.
Cũng theo Cục Thú y, tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 vẫn đang có diễn biến phức tạp, hiện vẫn có ổ dịch mới phát sinh từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Cần Thơ với 3.537 con gia cầm mắc mới.
Như vậy, cả nước hiện vẫn còn 53 ổ dịch (85 hộ chăn nuôi) tại 17 tỉnh; số gia cầm mắc bệnh, chết là 55.483 con, toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ. Cụ thể, các tỉnh có dịch là: Đăk Lăk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thanh Hoá.
Có thể bạn quan tâm

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.

Đầu năm đến nay, Trạm Thú y huyện Thuận Nam đã hoàn thành tiêm phòng vắcxin đợt I/2013 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Trong đó, tiêm tụ huyết trùng cho trâu, bò 4.640 con; dê, cừu 9.470 con; heo 1.640 con và tiêm phòng dịch tả cho heo được 1.635 con.

Tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng đã phát triển được gần 20 ha rau sạch với sự tham gia tích cực của 10 thành viên. Trong thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT, các thành viên trong tổ hợp tác đã chú trọng công tác áp dụng các loại giống cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, tính đến nay tổ hợp tác đã trồng các loại rau như: dưa leo, mướp đắng, đậu cô ve, rau cải bắp…

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.