Vĩnh Long Hướng Tới Ổn Định Vùng Sản Xuất Cá Tra

Thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP về quản lý nuôi, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá tra, Vĩnh Long đang rà soát quy hoạch chi tiết vùng nuôi hướng tới ổn định sản xuất cá tra.
Cụ thể, đến nay đã hoàn thành việc xác nhận nuôi cá tra thương phẩm cho 100% số ao nuôi; cấp mã số nhận diện cho 132 cơ sở, với diện tích 295,5ha, chiếm 68,7% diện tích.
Về triển khai nuôi theo quy trình, trong năm 2014 đã chứng nhận cho 13 cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy trình tiên tiến với tổng ao nuôi là 86,85ha. Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (6,3ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.
Năm 2015, ngoài việc đẩy mạnh xây dựng vùng nuôi theo quy trình tiên tiến, Vĩnh Long sẽ tăng cường quản lý chất lượng cá tra giống theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phối hợp đấu tranh có hiệu quả với các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm chăn nuôi Việt kém cạnh tranh vì giá cao, chi phí đầu vào cao do lãi suất ngân hàng cho vay cao, nhập khẩu nhiều nguyên liệu...

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên đã giảm đáng kể, trong đó có một số loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao. Đây là thực trạng đáng báo động cho việc đánh bắt mang tính tận diệt nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.

Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.