Vĩnh Long Chỉ Có 18% Diện Tích Ruộng Lúa Được Tận Dụng Nuôi Cá

Trong 2 tháng qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ cho nông dân 330.000 cá giống rô phi, mè vinh, cá chép và cá mè trắng để phát triển mô hình nuôi cá trong ruộng lúa.
Chủ yếu hỗ trợ cho bà con trong vùng Dự án nuôi cá trên ruộng lúa thí điểm theo tổ hợp tác 33ha tại các xã Mỹ Phước (Mang Thít), Hiếu Nhơn, Hiếu Thành (Vũng Liêm), vốn đầu tư 400 triệu đồng. Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ cá giống, 30% chi phí thức ăn và được trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Theo ngành nông nghiệp, tại các huyện Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình có trên 1.000ha đất lúa có hệ thống kinh mương thích hợp cho phát triển mô hình lúa - cá. Thế nhưng mới chỉ có 180ha (khoảng 18%) được nông dân tận dụng nuôi cá.
Mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án nuôi cá trong ruộng lúa giai đoạn 2014 - 2015, với tổng kinh phí thực hiện gần 2 tỷ đồng. Dự án này nhằm mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm trên nền đất lúa, góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Thạnh Tân bước đầu có 9 hộ nông dân tham gia, với diện tích đất trồng mãng cầu là 74.000 mét vuông. Tổ hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều hộ nông dân có diện tích đất sản xuất liền canh, liền khu vực, tự quản lý sản xuất, tự chịu trách nhiệm.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng đầu năm 2014, mối liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt là trong ngành hàng lúa gạo đã đạt được những thành quả rõ nét hơn so với cùng kỳ 2013.

Mới đây, bà đã mạnh dạn xây dựng xưởng sơ chế, bảo quản cấp đông sản phẩm chanh dây phục vụ cho các công ty trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm chanh dây của HTX đã xuất khẩu đến thị trường Đài Loan, Hàn Quốc…và đầu năm 2014 được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là 1 trong số 150 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

Giống trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm 1958. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa xem ra không còn phù hợp. Chương trình nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái nội thành công đã mở ra hướng đi chiến lược trong việc cải thiện chất lượng đàn trâu Việt Nam.