Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con

Những gia đình có đàn bò lớn tập trung ở các địa phương có tiềm năng thế mạnh về gò đồi, bãi chăn thả rộng, như thị trấn Bến Quan, xã Vĩnh Khê, xã Vĩnh Hà và một số địa phương ở vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Với các địa phương thuộc vùng gò đồi bà con nuôi bò theo phương thức chăn thả là chủ yếu; còn đối với vùng đồng bằng các hộ gia đình thường nuôi bò nhốt. Nuôi bò không chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình về sức kéo, nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn có giá trị kinh tế cao khi bán ra thị trường.
Nhờ tập trung làm tốt công tác phòng dịch cho đàn bò nên các đợt dịch bệnh xảy ra trong nhiều năm qua không làm ảnh hưởng nhiều đến số lượng đàn bò ở huyện Vĩnh Linh. Đến nay toàn huyện đã phát triển đàn bò lên đến gần 10.000 con, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho cách hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Sóc Trăng không khuyến khích mở rộng diện tích mà người nuôi cần tập trung vào công trình ao nuôi theo quy hoạch cụ thể, không khuyến khích hộ nuôi thâm canh, bán thâm canh ở những khu vực không đảm bảo nguồn nước, thủy lợi, điện sản xuất để hạn chế rủi ro.

Diện tích nuôi tôm ở huyện Cần Đước (Long An) có trên 1.600 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú chiếm khoảng 1/5, còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng.

Triển khai xây dựng dự án thí điểm đồng quản lý sò lông tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Chi cục Thủy sản tỉnh đã tiến hành thả 57 tấn giống sò lông nhằm góp phần phục hồi sò lông tự nhiên, để hướng tới bảo vệ và tổ chức khai thác bền vững.

Hiện nay, bà con nông dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang bước vào mùa thu hoạch cá bổi thương phẩm.

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân Pleiku đã được tận mắt chiêm ngưỡng và thưởng thức món đặc sản gà Đông Tảo-đặc sản “gà tiến Vua” của xứ sở nhãn lồng Hưng Yên. Ngay tại Gia Lai, nhiều người đã bắt tay nuôi thử nghiệm và nhân giống gà quý này…