Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vĩnh Linh nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Vĩnh Linh nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 20/05/2015

Huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng

Vĩnh Thủy thuộc vùng bán sơn địa, dân cư đông, phân bổ trải dài trên 10 km. Việc quy hoạch tổng thể từ vùng phát triển kinh tế, dân cư, giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng là cả một quá trình, không chỉ có sự đồng thuận của nhân dân, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể mà cần sự hỗ trợ tích cực từ nhiều nguồn lực trong xã hội. Khi có chủ trương về xây dựng nông thôn mới mọi người dân đều vào cuộc một cách tích cực. Việc huy động sự đóng góp của nhân dân, vận động chỉnh trang, nâng cấp nhà cửa, vườn tược, đường làng ngõ xóm gặp thuận lợi.

Các công trình phúc lợi, dân sinh kinh tế được đầu tư thông qua sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực trong xã hội, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng NTM trong 4 năm qua của Vĩnh Thủy lên đến trên 116 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 41,3 tỷ đồng. Xã đã xây dựng được 7 nhà văn hóa, 7 sân bóng chuyền, nhà truyền thống, khu văn hóa trung tâm, 8 km đường bê tông, đổ cấp phối 30 km giao thông nông thôn, bê tông hóa 6,4 km kênh mương nội đồng, xây dựng 3 trường học và 1 trạm y tế cao tầng, 10 km lưới điện chiếu sáng đường quê, trên 70% số hộ có nhà xây kiên cố, cao tầng…

Nhờ biết chọn cách tiếp cận chương trình phù hợp với điều kiện của địa phương, định hướng tốt trong việc phát triển kinh tế, nâng cao nguồn thu nhập, gắn lợi ích thiết thực của nhân dân với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo được sự đồng thuận, tích cực, tự giác của người dân nên Vĩnh Thủy đã sớm thành công trong CT MTQG XD NTM. 

Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân hưởng thụ

So với các địa phương khác trong huyện, Vĩnh Kim có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trong quá trình thực hiện CT MTQG XD NTM, nhất là cơ sở hạ tầng, giao thông đồng ruộng. Tuy vậy, để đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM, xã Vĩnh Kim đã tạo ra một cuộc cách mạng mới, với quy mô rộng có tính bền vững. Qua 4 năm thực hiện CT MTQG XDNTM Vĩnh Kim đã rút ra một số kinh nghiệm, đó là: Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân trên dưới đoàn kết một lòng, chung sức tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.

Sự đoàn kết thống nhất cao trong cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu, sự phối hợp chặt chẽ của UBMTTQVN xã, các tổ chức chính trị xã hội từ xã đến thôn. Muốn toàn dân tích cực hưởng ứng, tham gia, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động làm cho cán bộ, đảng viên và toàn thể quần chúng nhân dân nhận thức được mục đích, yêu cầu và vai trò chủ thể của người dân trong quá trình XDNTM.

Điều quan trọng là tuyên truyền để dân hiểu xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án mà là chương trình mục tiêu quốc gia, qua đó để nhân dân phát huy tối đa vai trò chủ thể của mình. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân hưởng thụ” là bài học kinh nghiệm lớn nhất trong quá trình thực hiện. Từ khảo sát quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM cho đến khi triển khai thực hiện phải tôn trọng lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của nhân dân.

Quy chế dân chủ được phát huy, công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, thường xuyên trao đổi, thảo luận tiếp thu lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư. Trong quá trình tổ chức thực hiện không chủ quan, nóng vội, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đúc kết thực tiễn, vừa gắn chặt với trách nhiệm của người dân tại địa phương, vận dụng tốt các quy định của trên, lấy hiệu quả làm mục tiêu quan trọng để đánh giá các tiêu chí.

Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới

Đó là phương châm mà Đảng bộ, chính quyền, UBMT xã Vĩnh Thạch đề ra khi bắt tay thực hiện CTMTQGXDNTM. Trong 4 năm qua, xã Vĩnh Thạch đã phát huy sức mạnh tối đa của cả hệ thống chính trị, huy động sự đóng góp của nhân dân tập trung cho xây dựng NTM. Tự hào, phấn khởi là xã được Chủ tịch nước chọn đỡ đầu, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Thạch được tiếp thêm sức mạnh cả về tinh thần và vật chất, thi đua xây dựng NTM. Đây là địa phương đi đầu trong việc vận động nhân dân đóng góp công của, hiến đất, chặt cây, phá bỏ tường rào để chỉnh trang NTM. Trong đó, hiến đất 85 nghìn m2, làm đường 11.500 m, hiến 512 cây cao su, 227 cây hồ tiêu, dỡ bỏ 17.000 m bờ rào, 535 m tường rào xây kiên cố…

Xác định rõ 5 vấn đề cụ thể: Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; quy hoạch tổng thể; đào tạo cán bộ, chọn cán bộ tâm huyết; huy động nguồn lực và công tác dân vận là khâu then chốt trong quá trình triển khai thực hiện CTMTQGXDNTM. Để việc xây dựng nông thôn mới sớm đạt được trên địa bàn xã, trên cơ sở 5 nhóm vấn đề, 19 tiêu chí mà Chính phủ ban hành, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã đã xếp thành 10 nội dung công việc, phân công cho từng tổ chức đoàn thể nằm trong hệ thống chính trị phụ trách đảm nhận từng công việc rõ ràng, có mốc thời gian khởi điểm và kết thúc, đồng thời tổ chức ký cam kết thi đua thực hiện giữa cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể.

Trong đó, UBMT, Hội Người cao tuổi phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện và xây dựng kế hoạch, đề xuất hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Hội Nông dân chịu trách nhiệm tuyên truyền trong nhân dân về việc chỉnh trang khuôn viên, tường rào, cải tạo vườn tạp, phát động thi đua sản xuất phát triển kinh tế. Hội Phụ nữ đảm nhận công tác vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm. Hội Cựu chiến binh, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn chỉnh trang bờ rào, vận động hiến đất, hiến công lao động. Đoàn thanh niên đảm nhận chăm sóc, vệ sinh các khu di lích lịch sử, bia căm thù, nghĩa trang liệt sĩ, nhà văn hoá thôn, bảo vệ các cụm pa nô tuyên truyền trực quan.

Vĩnh Thạch đang từng bước xây dựng nông thôn hiện đại, các trục đường liên thôn, liên xã gần 40 km được trải nhựa và bê tông hóa, đạt tiêu chuẩn. Trên 21 km điện chiếu sáng trải đều trong 10 khu dân cư. Các công trình trường học, tram y tế, chợ…đã được xây dựng. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng NTM trong 4 năm qua ở Vĩnh Thạch lên tới gần 170 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 55 tỷ đồng. Vĩnh Thạch đang định hướng xây dựng NTM theo mô hình: Phát triển kinh tế gắn với phát triễn du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch biển, tham quan di tích lịch sử cách mạng.

Ngoài 3 xã đạt chuẩn về xây dựng TNM, đến nay Vĩnh Linh có 4 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 9 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, 2 xã đạt 5 đến 9 tiêu chí và có 1 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Vĩnh Linh tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng 3 xã đạt chuẩn của năm 2014, đồng thời tập trung chỉ đạo 3 xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015. Phấn đấu đến cuối năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng NTM như mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Cân Nhắc Khi Phát Triển Giống Sầu Riêng Không Mùi Cân Nhắc Khi Phát Triển Giống Sầu Riêng Không Mùi

Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).

10/11/2013
Chú Trọng Chất Lượng Để Cam Sành Bắc Quang Không Ngừng Vươn Xa Chú Trọng Chất Lượng Để Cam Sành Bắc Quang Không Ngừng Vươn Xa

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

10/11/2013
Cây Chanh Hứa Hẹn Hiệu Quả Trên Vùng Đất Mới Cây Chanh Hứa Hẹn Hiệu Quả Trên Vùng Đất Mới

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.

10/11/2013
Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

11/11/2013
Tôm Nuôi Thiệt Hại Giảm, Xuất Khẩu Tăng Mạnh Tôm Nuôi Thiệt Hại Giảm, Xuất Khẩu Tăng Mạnh

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

11/11/2013