Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bến Tre Ngành Thủy Sản Là Lĩnh Vực Then Chốt Để Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Bến Tre Ngành Thủy Sản Là Lĩnh Vực Then Chốt Để Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
Ngày đăng: 09/10/2014

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020, huyện Bình Đại đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 1107, ngày 22-5-2014 xác định thủy sản là then chốt để tập trung tái cơ cấu.

Song hành với Đề án của tỉnh và Kế hoạch tái cơ cấu của huyện, Bình Đại còn lồng ghép Đề án với Chiến lược phát triển kinh tế biển đã được triển khai trong những năm qua.

Thủy sản luôn là mũi nhọn kinh tế của huyện, chiếm 80% giá trị sản xuất trong khu vực I. Về nuôi trồng thủy sản, huyện đã xác định và qui hoạch cụ thể vùng nuôi ổn định với diện tích 18 ngàn héc-ta đến năm 2015 với sản lượng đạt 62 ngàn tấn/năm.

Năm 2020 vẫn ở diện tích này nhưng sản lượng tăng lên 68-70 tấn/năm bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng.

Hiện đã có mô hình nuôi tôm chân trắng trong nhà lưới cho hiệu quả cao. Bên cạnh con tôm, các vật nuôi khác như nghêu, sò huyết, cua biển, hàu (tập trung các xã thuộc tiểu vùng III và IV), các loại thủy sản nước ngọt khác cũng được qui hoạch, phân vùng cho các xã tiểu vùng I và II (từ xã Phú Long trở lên xã Long Định).

Trong những năm qua, Bình Đại đã triển khai nhiều công trình hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản như cống đập Định Trung, cống Cầu Ván, hệ thống Trạm biến áp 110kV, đê biển ven sông Tiền, cống Lộc Thuận… đã và đang hoàn chỉnh. Trên lĩnh vực này, tập trung là nuôi trồng bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vì vậy, huyện xác định và ưu tiên diện tích cho nuôi quảng canh và xen rừng với 50% diện tích đã qui hoạch, theo hướng giảm diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Ngành Nông nghiệp huyện đã áp dụng và nhân rộng nhiều mô hình nuôi tôm biển an toàn như tôm cỏ, tôm rạ... Huyện cũng cương quyết xử lý có hiệu quả việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa theo Công văn số 6111 của UBND tỉnh, đến nay đã trám lấp đạt hơn 97% giếng nước mặn của hộ dân; đồng thời, thường xuyên củng cố Ban Quản lý vùng nuôi, tuân thủ lịch thời vụ, cắt vụ đối với những diện tích cho phép nuôi trồng đã qui hoạch.

Gắn chiến lược phát triển kinh tế biển với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực đánh bắt thủy sản cũng được huyện quan tâm đầu tư, khuyến khích đúng mức. Khi kêu gọi và thu hút đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện vẫn ưu tiên các ngành nghề cho chế biến thủy sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân đã đóng mới 42 tàu đánh bắt xa bờ, thay máy, nâng công suất đánh bắt xa bờ 16 tàu, nâng tổng số đoàn tàu đánh bắt thủy hải sản của huyện lên gần 1.200 chiếc, trong đó, tàu đánh bắt xa bờ hơn 500 chiếc (từ 1.000CV trở lên), có 8 tàu dịch vụ, phục vụ hậu cầu trên biển.

Toàn huyện có gần 800 hộ tham gia khai thác hải sản với số lao động trên 2.500 người. Năm 2013, Cảng cá Bình Đại được đầu tư nâng cấp, mở rộng thành cảng cấp khu vực, dự án khu neo đậu tàu tránh, trú bão; dự án Movimar (thiết bị định vị, kết nối vệ tinh) đã giúp 100% tàu đánh bắt xa bờ liên lạc được với đất liền, góp phần cho ngư dân an tâm bám biển.

Trong năm 2014, làng nghề đánh bắt và chế biến cá khô Bình Thắng cũng được đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Hiện đã thành lập được 27 tổ, đội liên kết đánh bắt với 92 chủ tàu của 280 tàu cá tham gia.

Dịch vụ hậu cần nghề cá được các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đặc biệt quan tâm đầu tư ngày càng nhiều như đan lưới, đóng tàu, chế biến bột cá, xăng, dầu, các dịch vụ giải trí khác, đội bốc dỡ hàng hóa tại cảng có trên 400 lao động thường xuyên. Huyện đã xác định 3 xã biển Bình Thắng, Thừa Đức, Thới Thuận là trọng tâm để huyện đầu tư cho phát triển đánh bắt thủy sản.

Ông Nguyễn Văn Măn - Chủ tịch UBND huyện xác định: Trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Bình Đại tập trung vào lĩnh vực thủy sản (nuôi trồng và đánh bắt).

Việc qui hoạch và xác định lại vùng nuôi cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong những năm qua cũng nhằm mục đích khai thác hết tiềm năng, lợi thế kinh tế biển của huyện. Hiện nay vẫn còn thiếu các ngành nghề chế biến thủy sản.

Việc cải hoán, nâng công suất và chuyển đổi tàu đánh bắt ven bờ còn chậm, sơ chế thủy hải sản và dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên biển chưa được đầu tư nhiều, dẫn đến lợi nhuận không cao. Đây cũng là tâm tư của bà con ngư dân, là mối quan tâm hiện nay của Bình Đại.


Có thể bạn quan tâm

Cá Ngừ Đại Dương Giảm Giá Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó Ở Khánh Hòa Cá Ngừ Đại Dương Giảm Giá Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó Ở Khánh Hòa

Hiện nay, giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa chỉ còn 55 nghìn đồng/kg, thấp nhất từ trước đến nay. Cơn “bão giá” này khiến ngư dân hết sức khó khăn...

30/03/2013
Sự Trở Lại Của Cây Nho Ở Phước Thể Sự Trở Lại Của Cây Nho Ở Phước Thể

Là một trong những địa phương có diện tích trồng nho khá lớn ở Tuy Phong (Bình Thuận), có điều kiện đất đai phù hợp, nên từ lâu nhiều hộ dân ở các xã Phước Thể, Phú Lạc… đã chọn cây nho làm cây trồng chủ lực.

20/07/2013
Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Xác định nông dân là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Mường Ảng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

29/06/2013
Kỳ Vọng Đổi Đời Từ Ốc Len Kỳ Vọng Đổi Đời Từ Ốc Len

Huyện Phú Tân có hệ sinh thái rừng ngập mặn, được phân bố dọc ven biển với chiều dài khoảng 37 km, có 2.637 ha rừng phòng hộ, nằm trên địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái Đôi Vàm.

20/07/2013
Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Ở Bình Phước Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Ở Bình Phước

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

31/03/2013