Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Xuống Giống Hành Tím Sớm Vụ Đông Xuân Năm 2014

Mặc dù chưa vào vụ sản xuất hành tím chính vụ, nhưng thời điểm này, bà con nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại tất bật chuẩn bị gieo trồng hành tím sớm vụ Đông Xuân năm 2014, với mong muốn bán được giá cao.
Theo số liệu từ trung tuần tháng 10 đến nay, nông dân trong thị xã đã xuống trên 100 ha hành tím sớm, rải rác ở một số địa phương như phường 2, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Lai Hòa; trong đó, Vĩnh Phước xuống giống nhiều nhất trên 80 ha. Ngoài các địa phương nói trên thì một số hộ xuống giống vào cuối tháng 9/2014, đến nay hành đã gần 1 tháng tuổi, với hi vọng hành bán được giá cao khi thu hoạch.
Theo kinh nghiệm, thì năm nào bà con trồng hành tím sớm cũng bán được giá cao hơn rất nhiều so với trồng hành chính vụ. Tuy nhiên trồng hành tím sớm chỉ có một số địa phương có đất cao mới trồng được. Hiện UBND các địa phương đang tích cực vận động bà con có diện tích trồng hành tím sớm tiếp tục xuống giống.
Ông Lý Manl - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 2, thị xã Vĩnh Châu cho biết, tổng diện tích của phường 2 về màu hơn 1.000 ha, nhưng từ đầu năm đến nay, UBND phường chỉ đạo nông dân cải tạo đất, nâng cao mặt bằng để làm sao trong năm 2014 này vận động nhân dân trồng hành tím trước thời vụ để tránh tình trạng khi vào vụ chính thì hành rớt giá, nên tuyên truyền cho dân làm sao trồng được diện tích hành sớm thật nhiều.
Tính trong tháng 10 này, tổng diện tích đã xuống trên 10 ha; UBND phường sẽ vận động thêm và chỉ đạo để rút nước sớm cho bà con xuống giống sớm hơn mọi năm.
Để hành tím phát triển bền vững, UBND phường tuyên truyền nhân dân nên có ý thức trong vấn đề trồng hành, nhất là trồng theo mô hình GlobanGAP để hạn chế thuốc sâu.
Theo ngành chuyên môn, hiện nay với tình hình thời tiết thay đổi thất thường dễ gây bệnh cháy lá trên hành như: Bệnh thối củ, đốm lá... do đó ngành chuyên môn cũng thường xuyên xuống địa bàn hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để có biện pháp xử lý kịp thời, không làm ảnh hưởng đến diện tích hành.
Theo Kỹ sư Nguyễn Hữu Thành - Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Vĩnh Châu cho biết, trồng hành nên chú ý vấn đề sâu bệnh, đối với sâu hại là sâu xanh da láng gây hại rất nặng, chính vì vậy, bà con cần phải thường xuyên đi thăm đồng và đặc biệt là diệt ngay ổ trứng từ ban đầu; phân biệt được hai loại bệnh thối lá và thối củ, thối gốc, hai loại bệnh này do nấm và vi khuẩn nên bà con sử dụng các loại thuốc phòng trị theo nguyên tắc bón đúng và đạt hiệu quả.
Related news
Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội đã mạnh dạn đưa cây ổi găng về trồng.

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.