9 Tháng Đầu Năm 2014, Xuất Khẩu Hạt Điều Đạt Gần 1,5 Tỷ USD
Thông tin từ hội thảo “Mùa điều bội thu 2014 - 2015” vừa được tổ chức tại tỉnh Bình Phước cho biết, xuất khẩu hạt điều trong tháng 9 của nước ta đạt 27.000 tấn, với giá trị 175 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu điều 9 tháng đầu năm 2014 đạt 225.000 tấn, với 1,46 tỷ USD, tăng 19,6% về khối lượng và tăng 21,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, niên vụ 2014, các địa phương trong cả nước sẽ thu hoạch được 500.000 tấn điều thô. Để đáp ứng nhu cầu chế biến phục vụ xuất khẩu, Việt Nam cần nhập khẩu khoảng 500.000 tấn điều thô từ các khu vực Tây Phi, Đông Phi và Đông Nam Á.
Đối với các tỉnh có diện tích điều lớn, là cây trồng chủ lực (Bình Phước, Đồng Nai), Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị sở NN-PTNT các địa phương này tham mưu để đưa việc phát triển ngành điều vào Nghị quyết Đại hội Đảng, làm cơ sở chính trị để thúc đẩy ngành điều phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nghề đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) từ lâu nay được biết đến là một trong những nghề có thu nhập "khủng" của ngư dân vùng biển. Song, để có nguồn thu nhập đó là điều không đơn giản. Có đi, nghe và thấy mới hiểu được những những khó khăn của ngư dân trong những đêm trắng mưu sinh trên biển "săn lộc trời"!
Sự chuyển biến đó là kết quả thực hiện các quyết định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích ngư dân khai thác hải sản vùng biển xa, và hiện nay là triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản nhằm thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống ngư dân gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo. Là kết quả khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên để nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cá nước ngọt, cá lồng bè trên biển.
Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.
Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…
Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.