Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang

Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang
Ngày đăng: 10/06/2015

Nhìn thực tế, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang có thuận lợi là cửa ngõ của tỉnh; trình độ sản xuất của người dân khá đồng đều; huyện có những cánh đồng rộng ở các địa phương như Vĩnh Phúc, Quang Minh, Hùng An, Đồng Tâm, Đồng Yên, Việt Vinh, Kim Ngọc, Hữu Sản, Liên Hiệp...

Song, cũng có hạn chế như tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, phân tán, gây khó khăn khi áp dụng KHKT và cơ giới hoá, làm giảm hiệu quả sản xuất. Trước khi huyện triển khai kế hoạch DĐĐT, chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Trần Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang được biết, việc DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng sẽ xây dựng được những cánh đồng mẫu, khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.

Phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân...

Triển khai kế hoạch, năm 2015 này huyện Bắc Quang lựa chọn DĐĐT thửa tại 2 xã có điều kiện thuận lợi nhất là xã Quang Minh và xã Vĩnh Phúc. Tại xã Quang Minh, chọn thôn Minh Tâm để làm điểm; tại xã Vĩnh Phúc, chọn thôn Vĩnh Ban làm điểm. Để thực hiện, huyện hỗ trợ kinh phí cho Ban phát triển mỗi thôn 5 triệu đồng để xây dựng phương án triển khai.

Hỗ trợ Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của 2 xã, mỗi xã 10 triệu đồng xây dựng Đề án DĐĐT. Hỗ trợ kinh phí san gạt mặt ruộng, dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, đắp bờ lô với mức 10 triệu đồng/ha đối với diện tích lúa 2 vụ và 5 triệu đồng/ha đổi với diện tích lúa 1 vụ.

Với việc chỉnh trang đồng ruộng, ngân sách huyện và lồng ghép các nguồn vốn khác hỗ trợ xi măng cho nhân dân làm đường và kênh mương nội đồng, các vật liệu khác và nhân công do nhân dân đóng góp. Ngân sách Nhà nước cũng sẽ cho vay thông qua việc “đầu tư có thu hồi” theo Đề án Thôn tự chủ, tự quản để thúc đẩy sản xuất.

Bắt tay vào cuộc, ngay từ cuối năm 2014, Bắc Quang huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Tại xã Vĩnh Phúc, đã lựa chọn cánh đồng Bản Quyết, thôn Vĩnh Ban với quy mô 5,16ha; tại xã Quang Minh, chọn cánh đồng Nà Choòng, thôn Minh Tâm với quy mô 5,2 ha.

Các xã và các thôn triển khai tổ chức họp dân để tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia và được các hộ dân có ruộng đồng tình ủng hộ. Trên cơ sở đó, tại cánh đồng Bản Quyết, đã dồn điền được 73 ô thửa nhỏ thành 20 ô thửa lớn; tại cánh đồng Nà Chòong, bước đầu đã dồn được 12 ô thửa nhỏ thành 1 ô thửa lớn với quy mô 1,7 ha.

Cùng với đó, các xã huy động đóng góp ủng hộ của nhân dân thi công được hàng trăm mét đường trục chính nội đồng với bề rộng mặt đường 3m; Nhà nước đầu tư xây dựng trên 1.100m kênh bê tông và nhân dân đào mới 220m kênh đất để thoát lũ, sửa chữa, nâng cấp 200m kênh xuống cấp.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình, chị Đỗ Thị Minh Lơ, Phó chủ tịch UBND xã Quang Minh cho biết: Trên cánh đồng DĐĐT, huyện chỉ đạo thực hiện sản xuất theo tiêu chí “5 cùng” là “cùng làm đất; cùng giống; cùng bón một loại phân; cùng chăm sóc phòng trừ sâu bệnh; cùng thu hoạch”.

Vụ Xuân năm nay, cánh đồng Nà Chòong được DĐĐT có diện tích hơn 1,7ha được thực hiện theo tiêu chí “5 cùng” đã cho những kết quả rất đáng khích lệ. Đầu tiên là tư duy sản xuất của người dân đến những diện tích lúa phát triển đồng đều, ít sâu bệnh và hứa hẹn một vụ năng suất. 

Theo mục tiêu đề ra, Bắc Quang phấn đấu đến năm 2020, quyết tâm để cơ bản thực hiện xong việc DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng ở các cánh đồng tập trung thuộc các xã trọng điểm lúa, ngô của huyện như các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Vinh, Đồng Tâm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm.

Trong năm 2015 này, xã Quang Minh sẽ thực hiện xong tại thôn Minh Tâm, và triển khai thêm 1 thôn; xã Vĩnh Phúc thực hiện xong thôn Vĩnh Ban và triển khai thêm 1 thôn.

Các xã Đồng Yên, Việt Vinh, Đồng Tâm, mỗi xã chọn 1 cánh đồng để thực hiện. Các xã thuộc vùng trong điểm lúa, ngô của huyện xây dựng phương án, đề án và các điều kiện để triển khai cho các năm sau, gồm các xã: Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Vinh, Đồng Tâm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm.


Có thể bạn quan tâm

Bò Lai Ba Máu Đột Phá Mới Về Con Giống Trong Nuôi Bò Thịt Ở Hưng Yên Bò Lai Ba Máu Đột Phá Mới Về Con Giống Trong Nuôi Bò Thịt Ở Hưng Yên

Nếu như giai đoạn 2005-2010, tỉnh Hưng Yên đã rất thành công với chương trình “sind hoá” đàn bò, góp phần đưa tỉ trọng đàn bò lai sind trong toàn tỉnh đến nay đạt trên 95% tổng đàn, nâng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trên 45% trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

02/06/2014
Chủ Động Lấy Nước Chống Hạn Chủ Động Lấy Nước Chống Hạn

Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất do tình hình xâm nhập mặn cộng với hạn hán cục bộ đang khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới.

14/05/2014
Tăng Cường Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Vụ Xuân Tăng Cường Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Vụ Xuân

Theo báo cáo của Sở NN & PTNT Hà Nội, lúa vụ xuân năm 2014 trỗ tập trung vào các ngày từ 10 - 15/5. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết âm u, thiếu ánh sáng, nên hiện nay hầu hết diện tích lúa xuân đều có biểu hiện thừa đạm.

14/05/2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Nuôi Dê Ở Nam Cường Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Nuôi Dê Ở Nam Cường

Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp người dân có định hướng để thoát nghèo bền vững, xã Nam Cường (Chợ Đồn - Bắc Kạn) triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ nuôi dê. Qua gần hai năm thực hiện, Dự án đã có những kết quả khả quan.

02/06/2014
Mô Hình Trồng Cao Su Tiểu Điền Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Trồng Cao Su Tiểu Điền Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trong những năm gần đây, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống của người dân.

14/05/2014