Việt Nam Vẫn Dẫn Đầu Về Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật

4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường Nhật Bản.
Trong khi, NK từ hai thị trường được cho là “tiềm năng” vào Nhật Bản là Ấn Độ và Indonesia lại giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Sau quyết định kiểm tra 100% kháng sinh Oxytetracycline (OTC) trong tôm Việt Nam NK vào Nhật Bản vào giữa tháng 3-2014, nhiều thông tin trên các trang mạng thủy sản quốc tế phán đoán rằng Ấn Độ và Indonesia sẽ trở thành nguồn cung thay thế cho tôm Việt Nam.
Tuy nhiên, NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm cho thấy Việt Nam vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường này. Trong khi, NK từ hai thị trường được cho là “tiềm năng” kể trên lại giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị.
Cụ thể, theo thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm 2014, NK tôm Việt Nam vào Nhật Bản tăng 31,9% về giá trị nhưng khối lượng giảm 40,2% so với cùng kỳ năm 2013. Quy định kiểm tra OTC là nguyên nhân chính dẫn tới giảm lượng tôm XK sang Nhật Bản.
NK tôm từ Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ cũng giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị trong 4 tháng đầu năm nay. Trong đó, NK từ Thái Lan giảm 41,8% về khối lượng, 34,7% về giá trị, từ Indonesia giảm 40,9% về khối lượng và 9,8% về giá trị và NK từ Ấn Độ giảm 39,3% về khối lượng và 17,5% về giá trị.
Tôm sú chính là ưu thế của Việt Nam so với các nhà cung cấp khác bởi Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định.
Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).
VASEP dự báo: XK tôm sang Nhật Bản mang lại trên 700 triệu USD mỗi năm và sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014 nếu vấn đề OTC được kiểm soát tốt hơn và lợi thế tôm sú được tận dụng tối đa.
Có thể bạn quan tâm

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Trong sản xuất vụ hè-thu năm nay, với tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 23.000 ha, nhờ thời tiết diễn biến có chiều hướng tương đối thuận lợi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án sản xuất mới và chuyển tiếp từ năm trước.

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương.

Ngày 30/5 sắp sạ lúa trong đất 3 vụ, khi được tôi hỏi có thích làm 3 vụ hay không thì anh Ba Lố một nông dân làm ruộng cạnh tôi trả lời rằng: "Ở không chẳng biết làm gì, người ta làm mình phải làm theo, chẳng lẽ bỏ ruộng không làm, chứ giá lúa thấp như vầy, giá vật tư lại cao như vậy, thì hổng có ham làm 3 vụ một chút nào cả, giá lúa vầy hoài chắc gia đình tôi phải lên Bình Dương kiếm sống, chớ làm ruộng sống không nổi".