Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm
Đó là thông tin được văn phòng đại diện của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết ngày 19/6.
Theo đó, FAO sẽ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng sẵn sàng phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm với trị giá là 1,7 triệu USD. Nguồn vốn này do Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Dự án sẽ giúp Việt Nam tiếp tục tăng cường khả năng kiểm soát các ổ dịch H5N1 cũng như các bệnh lây nhiễm mới nổi khác, bao gồm cả nguy cơ dịch cúm H7N9. Đặc biệt, nguồn tài trợ mới sẽ giúp Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Chẩn đoán thú y T.Ư, các cơ quan thú y vùng tiếp tục giám sát sự lưu hành của virus thông qua việc thu thập và phân tích mẫu từ gia cầm tại hơn 250 chợ.
"Điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục tăng cường chuẩn bị và giám sát để phòng chống nguy cơ hiện hành của dịch cúm H5N1, đồng thời theo dõi chặt chẽ nguy cơ dịch H7N9. FAO sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mọi hoạt động cần thiết cho công tác sẵn sàng ứng phó" - TS. Scott Newman, điều phối viên kỹ thuật cao cấp của FAO thuộc Trung tâm Khẩn cấp kiểm soát bệnh động vật lây truyền qua biên giới (ECTAD) cho biết.
Kể từ năm 2005, USAID đã đóng góp trên 50 triệu USD cho Viêt Nam để phòng chống lại dịch cúm gia cầm và các loại dịch bệnh lây nhiễm mới xuất hiện khác.
Có thể bạn quan tâm
Mùa mưa đến, nước tràn đồng, đây chính là lúc cá đồng từ các sông, suối thượng nguồn tràn về, sinh sôi nảy nở và cũng là lúc những người hành nghề "săn" cá đồng vào mùa. Cá về, không chỉ có những người chuyên sống bằng nghề bắt cá đồng phấn khởi, mà cả những người dân sống gần ao, hồ... cũng tranh thủ đánh bắt để phục vụ cho bữa ăn gia đình.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa quyết định phân khai trên 14,5 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014 theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Kinh tế trang trại (KTTT) đã khẳng định được vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị nhờ phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và đã có bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT còn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có nhiều tiêu chí rất khó đạt để chứng nhận chuẩn trang trại, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính chủ trang trại cũng như tháo gỡ về mặt chính sách, để trang trại có điều kiện phát triển bền vững.
Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.
Do khâu sau thu hoạch yếu kém, hàng năm có khoảng 4,2 triệu tấn rau quả mất đi. Đó là thông tin được Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Giáo sư Đại học RMIT (Úc) tính toán khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của rau quả lên đến 30% trong tổng số 14 triệu tấn rau quả sản xuất ra năm 2013.