Việt Nam Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Sang Colombia

Việt Nam là nước cung cấp cá số 1 cho Colombia trong năm 2013 với 36% thị phần của quốc gia Nam Mỹ này, xếp trên Argentina (9%), Cote d’Ivoire (8%) và Ecuador (8%).
Số liệu của Trung tâm kinh doanh ảo của Colombia (CVN) cho biết trong năm 2013, nước này nhập 78.000 tấn cá, trị giá 188 triệu USD, tăng 41% về khối lượng so với năm trước đó. Nổi lên trong các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Colombia có cá ngừ và cá tra, chiếm lần lượt 19% và 16% thị phần cá đông lạnh tại nước này.
Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, mỗi năm Colombia đánh bắt khoảng 70.000 tấn cá sông. Tuy nhiên, sản lượng đã giảm mạnh trong thời gian qua, trong khi nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, buộc quốc gia Nam Mỹ này phải nhập khẩu từ các nước láng giềng và vài năm nay nhập thêm từ Việt Nam.
Trang web dinero.com dẫn lời ông Fernando Bagés, một chuyên gia về nuôi trồng thủy sản khẳng định, cá tra nhập từ Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao vì giá rẻ và chất lượng đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...