Việt Nam Có Đàn Thủy Cầm Lớn Thứ 2 Thế Giới

Ngày 6/11, Hội nghị thủy cầm thế giới lần thứ 5 đã được khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của 200 nhà khoa học, nhà quản lý, nhà tổ chức đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hội nghị có chủ đề "Phát triển chăn nuôi thủy cầm bền vững", các đại biểu cùng chia sẻ 7 nội dung chủ yếu gồm: Di truyền - Giống; Sinh sản; Dinh dưỡng và thức ăn; An toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh; Kinh doanh - thị trường - dịch vụ và an toàn thực phẩm; Môi trường và sản xuất chăn nuôi; Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ. Những thông tin mới nhất này sẽ giúp Việt Nam đưa ra giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi thủy cẩm của nước ta phát triển bền vững hơn.
Theo Hội Chăn nuôi, hiện Việt Nam có đàn thủy cầm lớn thứ 2 thế giới với trên 80 triệu con, tuy nhiên việc xuất khẩu thịt thủy cầm của nước ta còn ít do hạn chế trong khâu chế biến. Do đó, tại hội nghị lần này, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm chế biến từ các nước như Pháp, Mỹ để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ, trong thời gian tới, để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm thủy cầm tốt hơn, chúng ta sẽ phải hoàn thiện chuỗi cung ứng từ khâu chọn giống, cân đối thức ăn chăn nuôi, giảm tỷ lệ chết trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Hiện nay nước ta đang xuất khẩu một lượng nhỏ trứng vịt muối và vịt thịt, chủ yếu sang thị trường Hồng Kông và Singapore. Ông Vang cho biết thêm, sắp tới Việt Nam có thể tính đến việc làm xúc xích vịt và thịt xông khói vịt sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn. Hiện một số nước đã làm thịt vịt xông khói và bán rất được giá.
Có thể bạn quan tâm

Người tiêu dùng thích mua thịt heo sạch, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.

Đó là ý kiến được sự thống nhất của hầu hết các đại biểu tại hội thảo “Trái cây Bến Tre trên đường hội nhập: cơ hội và thách thức”. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 27.500 ha cây ăn trái, với sản lượng trên 330.000 tấn/năm.

Ông Liêm - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi… - tính toán, nếu thời tiết thuận lợi sẽ có 600 cặp dưa thỏi vàng và 100 cặp dưa hấu vuông phục vụ nhu cầu trưng tết Bính Thân của người dân.

Theo UBND tỉnh An Giang, để thúc đẩy nghề nuôi cá tra phát triển trở lại, ngân hàng cùng doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh cùng tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất- chế biến- xuất khẩu cá tra.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.