Vị Xuyên Nhiều Diện Tích Lúa Hè Thu Bị Rầy Nâu Gây Hại
Thời gian vừa qua, trên các cánh đồng ở các xã Đạo Đức, Trung Thành, Việt Lâm (Vị Xuyên), nhiều diện tích lúa hè – thu đang trong giai đoạn chín đã bị khô héo, cháy lá do rầy nâu gây hại, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây lúa.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên chủ yếu là do gieo cấy 2 vụ liền kề trong năm (Đông - xuân và Hè - thu), nên không có thời gian để cải tạo đất và thời tiết thay đổi thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù Phòng Nông nghiệp huyện đã có thông báo chủ động phòng, chống sâu bệnh cho cây lúa, nhưng người dân vẫn còn lơ là, chủ quan trong việc phun thuốc kịp thời dẫn đến nhiều diện tích lúa vụ Hè – thu đã bị rầy nâu gây hại.
Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng vùng cát trắng trong vườn nhà để đắp ao trải bạt nuôi cá lóc, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.
Từ năm 2007, người dân xóm 9, xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định) đã đưa cây thanh long vào trồng thử nghiệm. Với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và kinh nghiệm thâm canh của người dân nơi đây, cây thanh long đã sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
Ngày 17.12, ngư dân Phạm Lâm (trú tại thôn Bãi Làng, Cù Lao Chàm - Quảng Nam) khi đánh bắt tại khu vực biển Cù Lao Chàm đã câu được 3 cá mú “khủng”. Con nhỏ nhất nặng 16 kg, con kế tiếp nặng 28 kg, con lớn nhất nặng gần 73 kg với chiều dài thân lên đến 2 mét, chiều ngang 0,6 mét.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Đặng Trường Khanh đã làm nhiều việc khác không liên quan gì đến cây ca cao, nhưng bỗng dưng anh lại được “lệnh” của cha mình rời TP.Hồ Chí Minh lên huyện Định Quán (Đồng Nai) thay ông triển khai dự án phát triển cây ca cao ở vùng đất này. Hơn 8 năm qua, anh đã có biết bao buồn vui với cây ca cao.