Vị Xuyên Nhiều Diện Tích Lúa Hè Thu Bị Rầy Nâu Gây Hại

Thời gian vừa qua, trên các cánh đồng ở các xã Đạo Đức, Trung Thành, Việt Lâm (Vị Xuyên), nhiều diện tích lúa hè – thu đang trong giai đoạn chín đã bị khô héo, cháy lá do rầy nâu gây hại, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây lúa.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên chủ yếu là do gieo cấy 2 vụ liền kề trong năm (Đông - xuân và Hè - thu), nên không có thời gian để cải tạo đất và thời tiết thay đổi thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù Phòng Nông nghiệp huyện đã có thông báo chủ động phòng, chống sâu bệnh cho cây lúa, nhưng người dân vẫn còn lơ là, chủ quan trong việc phun thuốc kịp thời dẫn đến nhiều diện tích lúa vụ Hè – thu đã bị rầy nâu gây hại.
Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.
Related news

Quản lý tôm giống - yếu tố then chốt quyết định thành bại của mọi thành phần tham gia trong quy trình sản xuất tôm - đang có nhiều bất cập. Thông tin từ các Sở NN và PTNT cho thấy, từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh trên tôm nuôi đang diễn ra rất phức tạp, tôm bị chết nhiều và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tôm chết, nhiều hộ nông dân tại các tỉnh ĐBSCL “cụt” vốn sản xuất ngay những ngày đầu vụ 2012. Tuy nhiên, các ngành chức năng đều cho rằng, tại nông dân làm trái lịch khuyến cáo nên phải... tự chịu trách nhiệm.

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.

Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.