Vị Thuốc Từ Cải Bó Xôi
Cải bó xôi, tên khoa học Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae. Đông y gọi là ba thái, rau chân vịt. VỊ nghọt, tính mát. Vào kinh tiêu trường và vị. Ngoài ra là thực phẩm thường ngày, cải bó xôi còn nhiều tác dụng khá tốt trong y học. Sau đây là một số đơn thuốc có dùng cải bó xôi.
Cải bó xôi.Chống thiếu máu, hạ huyết áp: 80g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ¼ muỗng cà phê muối (hoặc 1/2 muỗng cà phê bột nêm), 3g hành tây xắt khoanh. Nấu 3 chén nước còn 1 chén. Ăn xác, uống nước ngày 2 lần. Có thể thêm 50g thịt dê và 3 muỗng gạo rang vừa vàng nấu với 100g cải bó xôi. Trong 3 chén nước nấu nhừ còn 1,5 chén. Ăn 2 lần/ngày. Liên tục trong 3 – 5 ngày.
Chống hoại huyết: 150g cải bó xôi, rửa sạch, xắt sợi nhỏ, ngâm chung với 1/3 muỗng cà phê muối khoảng 1 giờ. Sao, khử thổ, tán nhuyễn. Lúc khát, pha 1 muỗng canh trong 30ml nước đun sôi để nguội. Uống 1 - 4 lần/ngày. Liên tục trong 7 ngày.
Bổ trợ tim suy: 250g cải bó xôi, 150g dây lá chùm bao, 5g cam thảo, sao khử thổ chung 3 thứ, tán nhuyễn. Uống mỗi lúc khát. Liên tục cho tới khi thấy ăn ngủ ngon, hết hồi hộp, mệt đột xuất.
Tăng tiết dịch tuỵ mật, các tuyến nội tiết: 250g cải bó xôi rửa sạch, xắt sợi nhỏ, 50g cật heo, 50g gan bò, 3g hành tây. Tất cả nấu trong 500ml nước, nêm 1/3 muỗng bột nêm, còn 150ml, cho thêm 3 tép đầu hành lá. Ăn sáng, trưa, chiều, liền trong 2 tuần.
Chống lão hoá tế bào, còi xương, suy nhược cơ thể: 200g cải bó xôi, 30g khoai mỡ tím, 30g bí đỏ, 150g nghêu hoặc hến, 100g củ sen. Rửa sạch cải, khoai mỡ, bí đỏ xắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn. Nghêu luộc vừa tách vỏ, lấy thịt, cho vào 1/3 muỗng bột nêm. Hầm củ sen đã rửa sạch trong 500ml nước, còn 300ml cho thêm bí đỏ, khoai mỡ và thịt nghêu vào hầm, thêm 3g đường phèn. Còn 150ml cho cải bó xôi vào vừa chín. Ăn 1 lần trong buổi tối trước khi ngủ. Liền trong 10 ngày.
Người cao tuổi, trẻ nhỏ bị viêm cấp đường tiêu hoá, táo bón, kiết lị: 100g cải bó xôi, 1/3 muỗng cà phê muối hột, nấu với 3 chén nước, còn 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa. Trẻ em uống sáng và chiều.
Phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó hoặc tức ngực: cải bó xôi tươi 250g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần.
Nhuận trường, thông đại tiện: cải bó xôi 100g, gạo tẻ 100g. Đầu tiên, nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho cải bó xôi vào đun sôi lại là được. Dân gian thường dùng món này để chữa bệnh trĩ, đi đại tiện khó, bí đại tiện thường xuyên và bệnh táo bón ở người cao tuổi.
Trị mắt quáng gà: 500g cải bó xôi tươi, nghiền nát lấy nước, mỗi ngày uống một thăng, chia làm 2 lần. 250g cải bó xôi tươi, 120g gan heo, luộc lẫn và ăn nhạt. Hoặc lấy cải bó xôi và gan heo lượng bằng nhau. Cải bó xôi cho vào nước sôi ngâm qua, rồi vắt lấy nước, thêm nước lã vào luộc gan heo. Khi ăn, chỉ uống nước.
Trị mắt đỏ do gió lùa, mí mắt sưng đỏ: dùng 60g cải bó xôi, 15g hoa cúc dại (dã cúc hoa), sắc lấy nước uống.
Trị táo bón, bệnh trĩ, mất máu và thiếu máu: 250g tiết heo, thêm nước vào luộc nhỏ lửa cho chín rồi vớt ra, thái lát hoặc thái dài, cho lại vào nồi cùng 500g cải bó xôi, nấu thành canh, sau khi chín thêm chút dầu, muối vào là có thể ăn được. Bài này có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, bổ máu.
Trị đái tháo đường, tiêu khát uống nước nhiều: 60 - 120g cải bó xôi, 15g mề gà khô (kê nội kim), cho nước vào sắc uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Có thể bạn quan tâm
2Lúa giới thiệu cách trồng cải Xà Lách Xoong (Cải Xoong). Cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh.
2Lúa giới thiệu với bà con cách trồng Cải Ngọt. Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc.
Cùng với thối nhũn, bệnh sưng rễ, sâu tơ… thì bệnh Đốm vòng (Alternaria brassicae) cũng là một đối tượng thường xuất hiện và gây hại trên cây cải bắp ở nước ta hiện nay, đặc biệt là vào những tháng mùa mưa.
Cải cúc giàu dinh dưỡng, ngoài lipit, protit, gluxit còn có vitamin B, C và vitamin A. Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi the, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc có tác dụng tán phong nhiệt, trừ đờm, giúp tiêu hóa tốt, chữa ho và chữa chứng đau mắt. Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể
Cải bắp là cây thích hợp với ánh sáng ngày dài nhưng có cường độ chiếu sáng yếu. Trong vụ Đông-Xuân của Đà Lạt có thời gian chiếu sáng ngắn (8-10giờ/ ngày) nên cải bắp sinh trưởng tốt, có nhiều khả năng đạt năng suất cao