Bón Phân Cho Bắp Cải

Cải bắp là loại rau ăn lá, cho nên có nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng khá cao. Với năng suất 30 tấn/ha bắp cải, cây lấy đi từ đất 125kg N, 33 kg P2O5, 109 kg K2O. Hiện nay ở một số cơ sở sản xuất , nông dân đã đạt đuợc các năng suất 80-100tấn/ha bắp cải, thì lượng các chất dinh dưỡng được hút đi từ đất lại càng nhiều hơn rất nhiều. Ngoài các nguyên tố đa lượng, cải bắp cũng hút đi từ đất một lượng canxi đáng kể: với mức năng suất 30 tấn/ha, cây lấy đi 2 kg CaO/ha.
Đối với bắp cải, nông dân thường sử dụng phân bón không hợp lý về liều lượng, chưa phù hợp về chủng loại, không đúng về thời gian làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và phẩm chất bắp cải. Thường nông dân sử dụng lượng phân bón khá cao, nhất là phân đạm. Phân hữu cơ thường được bón tươi không ủ. Phân đạm được bón không cân đối với phân lân và kali. Các loại phân thường được bón quá muộn.
Phân hữu cơ rất cần thiết đối với bắp cải để nâng cao năng suất và chất lượng bắp cải. có nhiều người cho rằng chỉ bón phân hữu cơ thì có thể hạn chế được việc tích luỹ nitrat trong lá bắp cải. Nhưng thực ra càng bón nhiều phân hữu cơ thì khả năng tích luỹ nitrat( NO3) trong đất và trong bắp cải càng lớn.
Việc sử dụng đạm vô cơ không đúng cũng tạo ra nguy cơ tích luỹ nitrat trong lá bắp cải. Vì vậy, vấn đề sử dụng phân đúng liều lượng, đúng lúc và cân đối đối với bắp cải rất quan trọng.
Để đảm bảo cho cải bắp đạt năng suất cao cần cung cấp cho cây 250-300kg N/ha. Trong đó khoảng 30-40% N được lấy từ phân hữu cơ(20-25 tấn/ha). Các loại phân hữu cơ đều tốt cho bắp cải, tuy nhiên phân hữu cơ cần được ủ hoai mục trước khi bón để tiêu diệt các nguồn trứng giun và vi sinh vật gây bệnh.
Bón cân đối đạm-kali là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng bắp cải. Tăng liều lượng phân đạm làm tăng năng suất bắp cải, song cũng làm tăng lượng nitrat trong lá bắp cải, đặc biệt là khi bón cao hơn mức 200kgN/ha.
Bón kali làm tăng năng suất không nhiều(8-12%) nhưng lại nâng cao đáng kể chất lượng bắp cải: giảm tỷ lệ thối nhũn, tăng độ chặt và giảm đáng kể hàm lượng nitrat trong lá cải bắp. Kali đặc biệt phát huy tác dụng tốt khi đạm được bón với liều lượng cao. Lượng kali trung bình bón cho cải bắp là 100-150 kg K2O/ha. Ở mức bón kali này, hàm lượng nitrat trong lá bắp cải không vượt qua ngưỡng cho phép ( 500mg/kg bắp cải).
Với bắp cải: Phân hữu cơ và phân lân cần được bón lót toàn bộ. Phân đạm được chia ra để bón 3 lần: bón lót, bón thúc vào thời kỳ trải lá bàng và lúc bắt đầu cuộn bắp.
Bón thúc phân cho cải bắp có thể thực hiện đến lần thứ 3, nhưng nhất thiết phải kết thúc vào trước thời gian thu hoạch là 15-20 ngày, để đảm bảo hàm lượng nitrat trong bắp cải không vượt quá giới hạn cho phép.
Phân bón cho cải bắp, nhất là bón thúc, cần được vùi sâu vừa đảm bảo tăng hiệu quả sử dụng phân của cây, vừa làm giảm khả năng đạm trong phân chuyển sang dạng nitrat.
Lượng phân bón thông thường được khuyến cáo cho cải bắp là:
Phân chuồng: 20-25 tấn/ha
N: 180-200kg/ha
P2O5 : 80-100kg/ha
K2O: 100-150 kg/ha.
Có thể bạn quan tâm

Mời bà con tham khảo kỹ thuật trồng bắp cải do Hội Nông Dân Thành Phố Cần Thơ cung cấp.

Cải bắp bắt nguồn từ tây bắc châu Âu. Đến khoảng giữa thế kỷ 16 cải bắp trở thành loại rau quan trọng nhất ở châu Âu. Cải bắp sinh trưởng tốt nhất ở khu vực ở nhiệt độ trung bình ngày 15-20oC, biên độ dao động nhiệt ngày và đêm là 5oC, nhiệt độ vượt quá 25oC cải bắp vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn bắp hạn chế

Cải ngọt là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng

Cải bó xôi được các em thiếu nhi biết đến nhiều qua bộ phim hoạt hình nổi tiếng Thủy thủ Popoye. Các em nhỏ được cười thoải mái mỗi khi chàng thủy thủ cơ bắp cuồn cuộn "xử lý" đối thủ cạnh tranh của mình sau khi đã được chén rau thần

Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).