Kỹ Thuật Trồng Cải Ngọt
Thời vụ: Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2 đến tháng 6.
Vườn ươm: Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 - 3kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2g hạt giống/m2. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.
Làm đất, trồng: Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 - 2kg/m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.
Bón phân:
Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ):
+ Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân Bokashi). Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3 lượng phân chuồng).
+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5kg kali clorua.
Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.
+ Bón thúc:
- Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày).
- Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày.
Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau. Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.
Chăm sóc: Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần.
Phòng trừ sâu bệnh: Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối...
Thu hoạch: Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Khi bắp cải cuộn chặt thì tiến hành thu hoạch, loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh. Không ngâm bắp cải trong nước, không làm giập nát
Cải xoong hay xà lách xoong, là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh thuộc họ rau cải, có vị hăng cay nhẹ. Tương truyền khi đi tìm nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ ngành y) đã chọn nơi mọc đầy những cọng cải xoong xanh tươi, bởi đó là loại thuốc chữa được nhiều bệnh nhất, dễ trồng nhất
Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 - 3kg/m2
Mời bà con tham khảo kỹ thuật trồng bắp cải do Hội Nông Dân Thành Phố Cần Thơ cung cấp.
Cải bắp bắt nguồn từ tây bắc châu Âu. Đến khoảng giữa thế kỷ 16 cải bắp trở thành loại rau quan trọng nhất ở châu Âu. Cải bắp sinh trưởng tốt nhất ở khu vực ở nhiệt độ trung bình ngày 15-20oC, biên độ dao động nhiệt ngày và đêm là 5oC, nhiệt độ vượt quá 25oC cải bắp vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn bắp hạn chế