Hiệu quả mô hình vỗ béo bò ở Ðồng Sim
Có 6 hộ chăn nuôi đủ điều kiện về chuồng trại, có vốn đầu tư, được chọn để xây dựng mô hình. Mỗi hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 4,5 triệu đồng mua bò giống, 30% tiền thức ăn cho bò, thuốc thú y.
Sau khi được tập huấn, các hộ tham gia mô hình đều thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ béo bò, kết quả, bò tăng trọng từ 46 kg đến 61 kg/con.
Trừ chi chí, bình quân hộ chăn nuôi thu lợi nhuận gần 3 triệu đồng/con bò trong thời gian gần 2 tháng nuôi vỗ béo.
Ông Nguyễn Văn Liêm, hộ tham gia mô hình, có chỉ số bò tăng trọng đạt cao nhất, sau gần 2 tháng vỗ béo, bò tăng trọng 61 kg.
Ông Liêm cho biết
“Tui mua con bò về nuôi vỗ béo với giá 21 triệu đồng, sau 2 tháng, thương lái kiểm tra, trả giá 34 triệu đồng nhưng tui chưa bán”.
Như vậy, trong thời gian 2 tháng ông Liêm có thể lời đến 11 triệu đồng cho một con bò vỗ béo (sau khi trừ chi phí thức ăn 2 triệu đồng).
Thôn Đồng Sim có đàn bò trên 800 con, song điều kiện đất đai địa phương khô cằn, lượng thức ăn thô rất nghèo trong mùa khô; riêng thực phẩm tinh như các loại bột bắp, bột mì, đậu các loại bà con nông dân có thể sản xuất và dự trữ tốt.
Tuy nhiên, do không biết kết hợp sử dụng nên đàn bò chỉ được thả rông ăn thức ăn thô, không được vỗ béo trước khi bán, tỉ lệ thịt thấp, giá không cao.
Mô hình giúp các hộ chăn nuôi tiếp cận với công thức vỗ béo bò bằng cách tận dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương để tạo ra hỗn hợp thức ăn giàu dinh dưỡng thay cho thực phẩm công nghiệp (giá cao) dùng vỗ béo bò trước khi bán.
Anh Lý Xuân Hiệp, một hộ tham gia mô hình, chia sẻ: “Tôi mới nuôi 2 tháng mà bò tăng trọng được 50 kg, tôi thấy mô hình này rất hiệu quả.
Tôi mong Trạm Khuyến nông đưa về nhiều mô hình hữu ích như thế này để giúp bà con thoát nghèo”.
Ông Trương Đình Châu, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tây Xuân, cho rằng đây là mô hình rất thiết thực đối với thôn đặc biệt khó khăn Đồng Sim; bà con nông dân địa phương cần học hỏi, áp dụng. Địa phương sẽ quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho bà con phát triển mạnh phong trào chăn nuôi bò.
Có thể bạn quan tâm
Hàm Hiệp được coi là “cái nôi” thanh long của huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Người dân nơi đây hàng năm không chỉ tăng về diện tích thanh long, mà còn tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm bằng chương trình VietGAP.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, hiện nay chưa thể thống kê được tổng diện tích trồng chuối của nông dân trên địa bàn tỉnh cụ thể là bao nhiêu. Vì có nhiều nguyên nhân, trong đó căn bản nhất là chưa có nông dân nào quy hoạch vườn để trồng chuối theo hình thức chuyên canh (trừ chuối xuất khẩu ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú).
Để giúp làng nghề trồng hoa, cây cảnh xóm Phạm Tăng phát triển bền vững, Hội nông dân (ND) xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định đã thành lập câu lạc bộ trồng hoa, cây cảnh.
"Cách đây khoảng 2 tháng, ớt trái lớn có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng giá ớt đang xuống dốc không phanh. Mấy đầu nậu trước đây mua nhiều để xuất sang Trung Quốc, bây giờ “lơ” ớt hết rồi...".
Anh Nguyễn Xuân Hùng (37 tuổi), ở tổ 4, thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, Đà Nẵng đã thành công với mô hình trồng hoa phong lan Mokara (xuất xứ từ Thái Lan) và có thu nhập 20 triệu đồng/tháng.