Hội Nghị Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Sản Xuất Giống Với Người Nuôi Tôm

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".
Hội nghị liên kết có sự tham gia của 14 tổ hợp tác, hợp tác xã trong tỉnh và 11 doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong và ngoài tỉnh. Sau khi gặp gỡ, trao đổi, thống nhất, các bên tiến hành ký các hợp đồng liên kết, nhằm cung cấp tôm giống có thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo, kèm theo một số chính sách ưu đãi hỗ trợ người nuôi tôm mang tính ổn định lâu dài, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm của tỉnh hơn 266.000ha. Chỉ tính riêng năm 2013, toàn tỉnh cần từ 16 đến 18 tỷ con giống để phục vụ sản xuất, nhưng về cơ bản Cà Mau chỉ đáp ứng trên 40% nhu cầu thả nuôi; trong khi năng lực và tiềm năng trên lĩnh vực này là rất lớn. Chính vì vậy, hội nghị liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh là cơ hội mở ra hướng đi mới, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất.
Sau khi triển khai, thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ nhân rộng về quy mô và phạm vi đối với mối liên kết này; đồng thời, tiếp tục tổ chức cho các liên kết còn lại trong chuỗi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.