Vì Một Nền Sản Xuất Xanh Bền Vững
Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - MDEC 2014, Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị Hướng tới một nền sản xuất xanh bền vững.
Tham dự hội nghị có PSG – TS Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Trần Phi Hổ. Về phía tỉnh Đồng Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Châu Hồng Phúc đến dự.
ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của cả nước. Hàng năm, khu vực này sản xuất gần 25 triệu tấn lúa, hơn 3 triệu tấn thủy sản và khoảng 3 triệu tấn trái cây. Những con số trên cho thấy tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp ở khu vực này.
Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nông nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức mà một trong những nguy cơ đó là vấn đề lạm dụng tài nguyên cho tăng trưởng, công nghệ đáp ứng cho nông nghiệp còn lạc hậu nên gây ô nhiễm ở mức độ cao, tỉ lệ nguyên liệu, vật tư, năng lượng sử dụng cho tăng trưởng còn quá cao... Từ đó, dẫn đến nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và sự tăng trưởng bền vững của nền nông nghiệp cả vùng.
Các ý kiến tham luận tại hội nghị đều cho rằng: Tăng trưởng xanh phải là tăng trưởng do con người và vì con người, phát triển hài hòa đời sống xã hội với môi trường tự nhiên, góp phần giải quyết yêu cầu tăng trưởng hợp lý với giảm nghèo bền vững...
Các đại biểu cùng đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh, bền vững như: xây dựng khung pháp lý cho các dự án biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, tăng cường dịch vụ tài chính khí hậu, học tập kinh nghiệm từ các tổ chức, hiệp hội sản xuất xanh của các nước châu Âu, lấy nông nghiệp và du lịch nông nghiệp xanh làm khâu đột phá, quản lý chặt chẽ công nghệ, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu và tình trạng nước biển dâng...
Với ĐBSCL, kinh tế xanh sẽ mang lại các lợi ích thiết thực trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc triển khai các công nghệ sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, thân thiện với môi trường, gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Báo cáo của một tập đoàn thương mại Brazil đã gây lo ngại cho những nhà đầu tư đặt cược rằng giá đường sẽ giảm trong bối cảnh thị trường toàn cầu tràn ngập nguồn cung. Họ đặt cược như vậy trên cơ sở Brazil – quốc gia đóng góp khoảng 1/5 sản lượng đường thế giới – sẽ bội thu đường trong năm nay.
Cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Lâm Đồng đã phải cầu cứu các siêu thị ở TPHCM hợp tác để tiêu thụ cà chua cho nông dân. Sau 1 tuần, hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC vào cuộc và mở chiến dịch vận động người dân TPHCM “Ăn cà chua giúp nông dân Lâm Đồng”, giá cà chua từ mức 10.000 đồng/3kg đã kéo lên được 15.000 đồng/2kg tại các chợ truyền thống. Trước đó là vụ vải thiều Bắc Giang, hành tây…
Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.
Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.
Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).