Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vệ Sinh, Tiêu Độc, Khử Trùng, Bảo Vệ An Toàn Cho Đàn Vật Nuôi

Vệ Sinh, Tiêu Độc, Khử Trùng, Bảo Vệ An Toàn Cho Đàn Vật Nuôi
Ngày đăng: 22/09/2014

Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.

Hiện tỉnh ta có hơn 34 nghìn con trâu, bò, 761 nghìn con lợn và trên 6,4 triệu con gia cầm. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh, bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khỏe nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, tỉnh đã phát động “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, phòng, chống dịch bệnh GSGC đợt 2 năm 2014” trên toàn tỉnh từ ngày 1 đến 30-9-2014.

Sở NN và PTNT đã phối hợp với các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để toàn thể nhân dân thấy được tính chất đặc biệt nguy hiểm của dịch bệnh GSGC, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng”. Huy động các nguồn lực của địa phương để hỗ trợ các xã, phường, thị trấn và hộ chăn nuôi tổ chức thực hiện.

Chi cục Thú y tăng cường cán bộ bám sát địa bàn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật tiêu độc, khử trùng để bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người và động vật. Ngày 9-9-2014, chúng tôi cùng đoàn công tác của Chi cục Thú y xuống xã Trực Đạo (Trực Ninh).

Đồng chí Vũ Quốc Hội, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: trên địa bàn xã có khoảng 3.000 con lợn và 18 nghìn con gia cầm của gần 1.000 hộ tham gia chăn nuôi. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo về “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng”, từ ngày 4-9-2014, xã đã phát động bà con nhân dân tập trung quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang cây cỏ xung quanh các khu vực chăn nuôi, khu vực giết mổ GSGC…

Được UBND huyện hỗ trợ 19 lít thuốc sát trùng, cùng với lượng thuốc dự trữ của địa phương, xã đã cấp cho 22 xóm và các chủ trang trại để thực hiện phun tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm, các khu vực công cộng…

UBND xã thành lập tổ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tiến hành quét dọn, thu gom phân, rác thải để tiêu hủy; phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán GSGC và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ ở chợ Giá và chợ Sở. Bên cạnh đó, xã tích cực tuyên truyền, phát động nhân dân chủ động mua thuốc sát trùng, vôi bột để thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi của gia đình.

Nhờ thực hiện triệt để các biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh nên đàn GSGC trên địa bàn xã tiếp tục phát triển ổn định. Tại các địa phương khác, các hoạt động thực hiện "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng" cũng được người dân tích cực hưởng ứng, làm sạch chuồng trại chăn nuôi.

Bà Nguyễn Thị Lan, xóm 11, xã Giao Hà (Giao Thủy) cho biết, nhiều năm chăn nuôi bà đã tự tích lũy kinh nghiệm, thời điểm tháng 8, tháng 9 thời tiết ở giai đoạn chuyển mùa, mưa nắng thất thường làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi nên rất dễ phát sinh dịch bệnh. Không để dịch bệnh phát sinh gây hại cho đàn vật nuôi, bà đã tự giác đi mua thuốc khử trùng để phun toàn bộ chuồng trại mỗi tuần 1 lần.

Thực hiện tốt vệ sinh chăn nuôi kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý đã giúp đàn gia cầm của bà Lan từ nhiều năm luôn phát triển tốt, không lây nhiễm dịch bệnh. Cũng như bà Lan, ông Chu Văn Thành, xóm 12, xã Yên Nhân (Ý Yên) chủ gia trại chăn nuôi gà có tiếng luôn coi việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại là phương cách tốt nhất để bảo đảm chăn nuôi an toàn.

Ông Thành chia sẻ, chất thải trong chăn nuôi nếu không được thu gom, chuồng trại chăn nuôi không được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng thường xuyên rất dễ phát sinh mầm bệnh. Chính vì vậy, ông thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi và xung quanh chuồng nuôi, thu gom phân, rác thải, chất độn chuồng để đốt; đồng thời thường xuyên rắc vôi bột ở lối đi và xung quanh chuồng nuôi.

Để bảo đảm việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng có hiệu quả, Sở NN và PTNT khuyến nghị bà con nông dân sử dụng vôi bột, nước vôi đặc hoặc các loại hóa chất sát trùng như Benkocid, Han-iodine, Vinadin, Virkon, Chloramin B…, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Việc phun hóa chất tiêu độc, khử trùng chỉ thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ rửa sạch sẽ.

“Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng”, phòng, chống dịch cúm gia cầm mới diễn ra được hơn 10 ngày song đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân và các hộ chăn nuôi. Với sự vào cuộc tích cực của đông đảo người dân các địa phương, cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” bước đầu là một thành công trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn đàn GSGC và sức khỏe của cả cộng đồng.


Có thể bạn quan tâm

Dừa “Chết” Vì Không Có Công Nghệ Chế Biến Dừa “Chết” Vì Không Có Công Nghệ Chế Biến

Hào hứng báo cáo diện tích dừa tăng nhanh, sản lượng tăng, rồi lại loay hoay tìm cách đối phó khi dừa rớt giá, cách ứng phó tình thế xem ra chưa làm cho người trồng dừa an tâm. Trong khi đó, hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình Dương (APCC) đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng cho ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa.

19/06/2012
Sinh Sản Giống Kỳ Đà Ở TP HCM Sinh Sản Giống Kỳ Đà Ở TP HCM

Nhờ biết cách cho động vật hoang dã sinh sản, Trang trại thủy sản Sơn Ca, do anh Đoàn Kim Sơn làm chủ, ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM, chuyên cung cấp giống: Kỳ đà, lươn, rắn ri voi, rắn ráo trâu, chồn hương, cho thị trường, một năm thu lãi hàng tỷ đồng.

09/03/2012
Tăng Cường Diện Tích Sản Xuất Giống Lúa Lai Ở Thanh Hóa Tăng Cường Diện Tích Sản Xuất Giống Lúa Lai Ở Thanh Hóa

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.

12/04/2012
Hướng Dẫn Đồng Bào Dân Tộc Trồng Lúa Lai Ở Bình Định Hướng Dẫn Đồng Bào Dân Tộc Trồng Lúa Lai Ở Bình Định

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng một mô hình thâm canh lúa lai tại xã miền núi Vĩnh An (huyện Tây Sơn), nơi có 100% dân số là người dân tộc Ba Na. Mô hình triển khai trên diện tích 2ha với giống lúa TH3-3.

12/04/2012
Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm.

20/06/2012