Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin

Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều mẫu nhiễm nhất (4 mẫu), gồm: 1 mẫu tôm sú thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Thanh Việt (ấp Gảnh, xã Phú Đông, Tân Phú Đông) với dư lượng Enrofloxacin = 119ppb (phần tỷ); 1 mẫu tôm chân trắng thương phẩm tại Cơ sở nuôi Lương Ngọc Thành (ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, Gò Công Đông) với dư lượng Enrofloxacin = 58ppb; 1 mẫu cá rô phi đỏ thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Tuyết Trang (khu phố Tân Bình, phường Tân Long, Mỹ Tho) với dư lượng Enrofloxacin = 8,59ppb; 1 mẫu cá rô phi đỏ tại Cty CP KD THS Sài Gòn (ấp Thủy Tây, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy) có dư lượng Enrofloxacin = 8,19ppb. Ở Bạc Liêu phát hiện 1 mẫu tôm sú thương phẩm tại Cơ sở nuôi Trang Ái Phương (ấp Thào Lạng, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu) với dư lượng Enrofloxacin = 65ppb.
Tại Cần Thơ phát hiện 1 mẫu cá tra thương phẩm của Cty Nha Trang (ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh) có dư lượng Enrofloxacin = 15,92ppb. Ngoài ra còn phát hiện 1 mẫu nước sản xuất tôm sú giống ở Trại sản xuất tôm giống Tiến Cường (khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) có dư lượng Chloramphenicol = 5ppb.
Có thể bạn quan tâm

Với nhiều hàng rào kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đề ra ngày càng cao, ngành cá tra Việt Nam đang chủ động hướng tới sản xuất bền vững.

Hơn một tuần sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, đến thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương (Đà Nẵng), chúng tôi biết được người nông dân nơi đây có nguồn thu nhập cao nhờ vào nuôi cá nước ngọt, từ 100 triệu đồng/500m2 đến 2 tỷ đồng/ha.

Các cơ sở chế biến nội địa phát triển ổn định, sản phẩm chế biến phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 1-2014 ước đạt gần 7 triệu USD; một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu chính ngạch như: Surimi, tôm đông lạnh...

Siêng năng, kiên trì gắn bó với nghề nuôi dê đã trên 10 năm, giờ đây kinh tế gia đình của anh Nguyễn Hồng Phước (ấp Lợi A, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đã khấm khá hơn trước nhiều.

Huyện Ba Tri có đàn bò lớn nhất tỉnh Bến Tre. Nghề nuôi bò ở Ba Tri được xem là kinh tế chủ lực của hàng ngàn hộ nông dân nơi đây. Chính vì vậy, nghề nuôi bò được người dân chú trọng, bà con luôn tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi để đem về giá trị kinh tế cao cho gia đình.