Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát

Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát
Publish date: Friday. June 13th, 2014

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Công tác này được các ngành chuyên môn Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng triển khai thường xuyên, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi, ao nuôi an toàn, bền vững.

Mỹ Xuyên là vùng nuôi bán thâm canh, tôm lúa nên khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi an toàn không theo kịp các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh khác trong tỉnh.

Chính vì thế mà công tác tập huấn, hội thảo được tập rung nhiều hơn so với các địa phương khác, nhờ đó mà ý thức người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên có những chuyển biến tích cực, từ khâu cải tạo ao nuôi đến việc ứng dụng các biện pháp nuôi an toàn sinh học.

Năm nay vụ nuôi tôm nước lợ đang đứng trước những khó khăn khó lường do tình hình thiệt hại bùng phát ở nhiều giai đoạn khác nhau, nghiêm trọng nhất là vùng nuôi tôm của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, mức độ thiệt hại đầu vụ trên 60%, ngay thời điểm này diện tích thiệt hại đang ở mức tương đương 50%, nhiều vùng nuôi thiệt hại hơn 80% như Phường Khánh Hòa, Vĩnh Phước và một phần của xã Hòa Đông.

Không chỉ có ở Vĩnh Châu mà thời gian gần đây, vùng nuôi tôm huyện Trần Đề cũng có dấu hiệu thiệt hại tăng đột biến và chưa có dấu hiệu dừng lại, đây thật sự là điều đáng lo của người nuôi .

Năm 2013 – 2014 do tác động từ giá tôm thương phẩm ở mức cao nên người nuôi tôm tỏ ra nôn nóng, nhiều vùng tập trung vào đối tượng tôm thẻ chân trắng, mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật nuôi thâm canh, bán thâm canh. Chính việc sản xuất thâm canh và thời tiết không thuận lợi đã gây thiệt hại khá nặng ở hầu hết các địa phương. Hai năm liên tiếp, mức độ tôm nuôi thiệt hại ở huyện Mỹ Xuyên ở mức không quá 30%.

Trải qua nhiều vụ nuôi mà mức độ thiệt hại trên tôm nuôi ở Mỹ Xuyên không mang tính bùng phát, đã cho thấy khả năng ứng dụng kỹ thuật nuôi của nông dân có nhiều tiến bộ, tính bền vững của quy trình luân canh tôm - lúa được khẳng định.

Thời gian qua, Chi Cục Quản lý chất lượng nông – lâm sản và thủy sản, Trung Tâm Khuyến Nông, Chi Cục Thú Y đã tổ chức nhiều cuộc chuyển giao kỹ thuật, các biện pháp nuôi tôm an toàn cho nông dân Mỹ Xuyên, qua đó người nuôi đã ý thức cao trong việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm, tham gia bảo vệ các công trình thủy lợi để hạn chế thấp nhất tình trạng tồn lưu mầm bệnh trong vùng nuôi ở các xã cuối nguồn như Gia Hòa 2, Thạnh Quới.

Ông lê Văn An, Phó chủ tịch UBND xã Gia Hòa 2 cho biết: “Xã vận động người dân tăng cường bảo vệ vùng nuôi, đảm bảo môi trường, áp dụng những tiến bộ mới được vào sản xuất. Để hạn chế tối đa thiệt hại trong san xuất”.

Năm 2013, 2014, huyện Mỹ Xuyên đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi ở các xã vùng nuôi tôm nước lợ, nhất là các xã cuối nguồn, nhằm giải quyết cơ bản về nguồn nước và giảm bớt áp lực bệnh trên tôm nuôi.

Năm nay các vùng nuôi tôm ở Mỹ Xuyên cơ bản an toàn, nhất là các khu vực giữ vững được quy trình luân canh tôm – lúa bền vững. Huyện cũng tập trung khuyến cáo nông dân thực hiện tốt khung lịch thời vụ để kịp lắp lại một vụ lúa trên nền ao nuôi tôm, bởi giải pháp mang tính căn cơ nhất, an toàn nhất vẫn là quy trình tôm – lúa.

Không riêng ở vùng nuôi tôm huyện Mỹ Xuyên, ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng cũng khuyến cáo bà con nuôi tôm nên thực hiện tốt các quy trình nuôi tôm an toàn, chỉ có như vậy mới hạn chế được thiệt hại. Khi nông dân làm tốt quy trình kỹ thuật như khuyến cáo thì mức độ thiệt hại sẽ hạn chế, nhất là khả năng đối phó với tình hình dịch bệnh hiện nay.

Theo nhận định của Chi Cục Thú Y Sóc Trăng, hiện nay Sóc Trăng đã phát hiện vi khuẩn gây hoại tử gan tụy cấp ở thị xã Vĩnh Châu đã gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho người nuôi tôm. Riêng địa bàn huyện Long Phú, Cù Lao dung tình trạng tôm nuôi bị thiệt hại đã bùng phát trong những tuần gần đây mà Cục thú Y vẫn chưa xác định được bệnh phẩm.

Đây là một trong những biểu hiện bất lợi cho người nuôi tôm, chính vì thế bà con phải hết sức thận trọng trong quản lý, chăm sóc tôm nuôi, để hạn chế được rủi ro, nhất là giữ cho môi rường vùng nuôi an toàn.


Related news

Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội) Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Friday. April 10th, 2015
Nuôi dê thịt ở miền Tây Nuôi dê thịt ở miền Tây

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.

Friday. April 10th, 2015
Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức

Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

Friday. April 10th, 2015
Mang cơ hội đến hộ nghèo Mang cơ hội đến hộ nghèo

Dù không phải là vật nuôi truyền thống, có lợi thế phát triển nhưng vài năm gần đây, con dê mang đến cho những hộ nghèo, hộ khó khăn những cơ hội tăng thu nhập, vươn lên, cải thiện đời sống.

Monday. April 27th, 2015
Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc

Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2015 - 2016, toàn tỉnh có gần 1.000ha mía được bà con trồng lưu gốc, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh, với khoảng 760ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích mía của thành phố (2.500ha). Bởi vì, Vị Thanh là vùng đất cao, ít bị nước lũ đe dọa nên thuận tiện cho bà con áp dụng mô hình canh tác mía lưu gốc.

Saturday. April 11th, 2015