Vận Chuyển Tôm Sống Không Cần Nước

Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.
Tôm sống là sản phẩm khá phổ biến trên thị trường do có giá thành cao hơn và chi phí chế biến thấp. Theo quy định của Mỹ, các sản phẩm ở dạng tươi sống phải đáp ứng được các quy định tối thiểu.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường Mỹ, không có nhiều tôm sống và phương pháp vận chuyển tôm sống trong nước thường có giá cao do trọng lượng của nước lớn.
Vì vậy, David D.Kuhn nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia đã nghiên cứu cách vận chuyển tôm sống mà không cần nước. Đầu tiên, tôm được làm mát theo nhiệt độ bảo quản nhất định, sau đó được đóng gói bằng các vật liệu khác nhau và ủ ấm trở lại (để tái thích nghi) tại nơi tiêu thụ. Kuhn sử dụng giấy, mùn cưa hoặc bột gỗ làm vật liệu đóng gói.
Nghiên cứu cho thấy tôm được vận chuyển tốt nhất với vật liệu đóng gói là bột gỗ ở nhiệt độ 15 độ C. Tỉ lệ thích nghi và tái thích nghi sau vận chuyển nhanh hơn nhiều so với các báo cáo trước đó.
Về mặt lâu dài, Kuhn cho biết nghiên cứu cần triển khai ở thời điểm khác nhau trong năm và cũng cần tìm hiểu kỹ hơn sức khỏe của tôm.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 11-15/6/2013, tại Điện Biên, Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề Hà Nội (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ghép nhãn trên gốc cây vải cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông các tỉnh phía Bắc là Điện Biên, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Kạn…

Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn nuôi gà theo hướng thả vườn bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Đa dạng thị trường xuất khẩu trái thanh long đã và đang là mối quan tâm của các cơ quan chức năng cùng nông dân Bình Thuận. Sắp tới đây, bên cạnh các thị trường truyền thống, thanh long Bình Thuận sẽ có mặt ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản với số lượng lớn và giá trị gia tăng cao.

Chưa bao giờ cá ngừ tuột giá thảm hại như hiện nay, nguyên nhân được cho là do khai thác bằng phương pháp câu tay kết hợp ánh sáng khiến chất lượng cá bị giảm, thị trường quay mặt. Trước tình hình đó, trong chuyến công tác về Bình Định vào chiều 19.6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã cùng ngành chức năng gặp gỡ các DN thu mua và ngư dân nhằm bàn bạc, tìm giải pháp cứu vãn tình hình.

Được biết, vụ đông xuân vừa qua ở Hải Dương, dự án đã lựa chọn 5 loại rau củ gồm: Cải thảo, cải củ, khoai tây, ớt và hành hoa để trồng thử nghiệm trên 3.000 m2 vườn của viện.