Trang chủ / /

Vai Trò Của Các Nguyên Tố Dinh Dưỡng: N-P-K

Vai Trò Của Các Nguyên Tố Dinh Dưỡng: N-P-K
Ngày đăng: 04/12/2013

Đạm (N):

Là chất cần thiết để giúp cây sinh trưởng, phát triển các mô sống, tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axít nucleic và protein.

Làm tăng chất lượng của rau ăn lá, hạt ngũ cốc.

Khi thiếu đạm: cành lá sinh trưởng kém, còi cọc, ít nhánh, ít chồi, lá non nhỏ, lá già có màu xanh nhạt đến vàng từ chóp lá và dễ bị rụng, rễ ít pháp triển. Khi thiếu đạm trầm trọng năng suất thấp thu hoạch và hàm lượng protein thấp. Vàng từ lá già lên.

Khi thừa đạm: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán to, mềm yếu, dễ đổ ngã, dễ nhiễm sâu bệnh…

Lân (P):

Là chất cần thiết của quá trình trao đổi năng lượng, protein và phân chia tế bào của cây, là thành phần của axít nucleic, amino axít, protein phospho - lipid, coenzim, nhiễm sắc thể.

Lân kích thích rễ và ra hoa.

Khi thiếu lân: Cây còi cọc, thân yếu, lá mỏng, trưởng thành có màu xanh sẫm đến tím đỏ, rễ kém phát triển, khó ra hoa, ít trái, chín chậm, năng suất, chất lượng thấp, trái thường có vỏ dày, xốp.

Khi thừa lân: khó phát hiện hiện tượng thừa lân. Thừa lân thường kèm theo hiện tượng thiếu kẽm và đồng.

Kali (K):

Giúp tăng khả năng hoạt động của khí khổng, hoạt hoá enzim quang hợp và tổng hợp hydrat carbon. Giúp vận chuyển hydrat carbon, tổng hợp protein. Tăng cường khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù.

Có tác dụng nâng cao khả năng chống rét cho cây. Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng rau quả.

Thiếu kali: chóp lá già chuyển màu vàng nâu, sau đó lan dần vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng. Cây phát triển chậm và còi cọ,c thân yếu dễ bị đổ ngã.

Thừa kali: khó nhận biết, tuy nhiên khi bón nhiều kali trái cam bị sần sùi.


Có thể bạn quan tâm

Ruồi Đục Lá Ruồi Đục Lá

Ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá

31/07/2011
Sự Kháng Thuốc Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Sự Kháng Thuốc Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Với nỗ lực tăng nhanh sản lượng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu, các nước đang phát triển rất chú trọng tới nuôi trồng thuỷ sản. Ðể đạt được sản lượng và lợi nhuận cao nhất, nhiều ngư dân hiện đang áp dụng các phương thức nuôi thâm canh. Nhưng các vật nuôi lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những áp lực và bệnh tật dẫn đến những vụ dịch bệnh gây chết hàng loạt.

03/03/2012
Phân Bón Lá Hiệu Quả Trên Đất Xấu Phân Bón Lá Hiệu Quả Trên Đất Xấu

Đề tài đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh được loại phân này phát huy hiệu quả cao trên đất chua mặn, đất hạn, đất nghèo dinh dưỡng.

09/03/2011
Diệt Tảo Lam, Tảo Giáp, Giảm Nhớt, Váng Bợt Diệt Tảo Lam, Tảo Giáp, Giảm Nhớt, Váng Bợt

Công dụng: Diệt các loại tảo độc: tảo lam, tảo giáp gây bệnh bọt khí, hiện tượng tôm có màu xanh. Làm sạch môi trường, giảm nhớt và váng bọt. Ổn định tảo, duy trì màu nước: dùng 1lít Tomi-copper/4.000m3 nước. Diệt tảo độc: dùng 1lít Tomi-copper/3.000m3 nước

02/07/2011
Nghiên Cứu Thành Công Chế Phẩm Vi Sinh Biomix 1 Nghiên Cứu Thành Công Chế Phẩm Vi Sinh Biomix 1

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và sản xuất ra được 15 tấn chế phẩm sinh học Biomix1 cấp phát cho 9 huyện, thị.

20/03/2012