Dùng Nấm Xanh Phòng Trừ Hiệu Quả Sâu Bệnh Hại Lúa
Để gieo cấy nấm xanh, người dân cần chuẩn bị nguyên liệu gạo tấm và nấm gốc, các dụng cụ gồm nồi hấp, tủ cấy, bọc nilon và ống nhựa. Tấm được ngâm trong nước rồi cho vào nồi hấp, sau đó trộn với nấm gốc, cho vào bọc nilon và ủ trong vòng 14 ngày. Nấm thành phẩm được lọc lấy nước, trộn với chất bám dính và nước để phun trên ruộng. Do nấm thành phẩm có màu xanh nên được nông dân gọi là nấm xanh.
Nấm xanh được phun hai lần trong một vụ lúa, lần 1 vào lúc cây lúa được 25-30 ngày, lần hai vào lúc cây lúa 50-55 ngày. Chi phí gieo cấy nấm xanh khoảng 100.000 đồng/ha, giảm khoảng 5 lần so với việc sử dụng thuốc trừ sâu, tiết kiệm cho người nông dân từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/ha trong một vụ lúa. Nấm xanh khi phun vào cây lúa sẽ ký sinh và phát triển trên cơ thể côn trùng, làm côn trùng bị tiêu diệt, nhất là các loại rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu keo.
Bà Lê Thị Như Thùy, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, cho biết dự án ứng dụng nấm xanh trên cây lúa được Chi cục thực hiện từ vụ lúa Đông Xuân 2010-2011 ở 8 điểm, sang vụ Hè Thu năm 2011 thực hiện ở 12 điểm. Người dân được hỗ trợ nguyên liệu, vật liệu và được hướng dẫn cách gieo cấy nấm, sử dụng trên ruộng.
Vụ lúa Đông Xuân 2012, Chi cục thực hiện 17 điểm gieo cấy nấm xanh dùng cho khoảng 250ha, hỗ trợ một phần nguyên liệu và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Ở những điểm thực hiện gieo cấy nấm xanh trong các vụ trước, người dân đã tự gieo cấy nấm xanh để dùng trên ruộng lúa.
Do nấm xanh đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường trên đồng ruộng, nhất là giảm chi phí sản xuất cho người nông dân, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang đang có hướng mở rộng mô hình gieo cấy nấm xanh, hướng dẫn cho nhiều nông dân biết cách thực hiện và sử dụng nấm xanh trong những vụ lúa tới.
Có thể bạn quan tâm
Ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá
Với nỗ lực tăng nhanh sản lượng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu, các nước đang phát triển rất chú trọng tới nuôi trồng thuỷ sản. Ðể đạt được sản lượng và lợi nhuận cao nhất, nhiều ngư dân hiện đang áp dụng các phương thức nuôi thâm canh. Nhưng các vật nuôi lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những áp lực và bệnh tật dẫn đến những vụ dịch bệnh gây chết hàng loạt.
Đề tài đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh được loại phân này phát huy hiệu quả cao trên đất chua mặn, đất hạn, đất nghèo dinh dưỡng.
Công dụng: Diệt các loại tảo độc: tảo lam, tảo giáp gây bệnh bọt khí, hiện tượng tôm có màu xanh. Làm sạch môi trường, giảm nhớt và váng bọt. Ổn định tảo, duy trì màu nước: dùng 1lít Tomi-copper/4.000m3 nước. Diệt tảo độc: dùng 1lít Tomi-copper/3.000m3 nước
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và sản xuất ra được 15 tấn chế phẩm sinh học Biomix1 cấp phát cho 9 huyện, thị.