Vải thiều Việt Nam sang Australia, nhiều lô hàng bán dưới giá thành
Thương vụ Việt Nam tại Australia vừa cho biết, năm 2015 là năm đầu tiên Australia cấp phép nhập khẩu trái vải Việt Nam. Ngày 12/6/2015, chuyến hàng 3 tấn đầu tiên đã đến Melbourne và cho đến hết mùa vụ, hơn 32 tấn vải đã được xuất khẩu sang Australia bằng đường hàng không.
Điều đáng lưu ý là vải thiều Việt Nam được bán với giá 21 - 22 AUD/kg trong tuần đầu tiên, nhưng sau đã giảm xuống 15 - 16 AUD/kg (tương đương 250.000 đồng/kg, giảm khoảng 100.000 đồng/kg) vào các tuần tiếp theo khi lượng hàng trong nước được chuyển sang nhiều. Trong mùa đầu tiên, có 9 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu vải sang Australia.
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Australia, kiều bào nói riêng và người tiêu dùng Australia nói chung đã đón nhận trái vải Việt Nam với thái độ tích cực. Vải Việt Nam đa phần đã đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường Australia về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để vải Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Australia trong các mùa vụ tới, chúng ta cần giải “bài toán” giá và chất lượng.
Bởi theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, trong năm đầu tiên, chúng ta gặp hai khó khăn chính là giá và chất lượng. Giá vải Việt Nam cao hơn vải của Australia, Thái Lan và Trung Quốc do 3 nguyên nhân chính: Khu vực trồng vải xuất khẩu nằm ở phía Bắc trong khi cơ sở đóng gói và chiếu xạ được công nhận nằm ở phía Nam làm tăng chi phí vận chuyển; giá chiếu xạ và vận chuyển bằng hàng không của ta cao hơn so với các nước đối thủ cạnh tranh; khâu thu hái, xử lý, bảo quản, vận chuyển chưa chuẩn, do vậy hầu hết các lô hàng đều vướng kiểm dịch tại Australia. Nhiều lô hàng bị giữ lại vài ngày để xử lý dẫn đến chi phí lưu kho, lưu bãi, kiểm dịch bị đội lên.
Đặc biệt, về chất lượng, bảo quản vẫn là điểm yếu nhất. Một số lô hàng sang tới Australia bị hỏng rất nhiều và phải bán dưới giá thành để thu hồi vốn; một số lô hàng khác bị kiểm dịch giữ lại với lỗi không đáng có như có sâu to, dính quả non, cuống chưa được cắt sát và sót lại lá cây. Khi bị phát hiện, toàn bộ lô hàng sẽ bị dỡ ra và doanh nghiệp phải xử lý lại dẫn đến phát sinh chi phí lưu kho, nhân công, lỡ ngày chợ đầu mối, chất lượng giảm và không bán được giá cao.
Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến cáo, để có chỗ đứng trên thị trường Australia, Việt Nam cần xem xét việc đầu tư kho lạnh, cơ sở đóng gói và cơ sở chiếu xạ đủ tiêu chuẩn tại vùng trồng để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Hàng không Việt Nam cần có chính sách giảm cước vận chuyển hoặc doanh nghiệp phải tính phương án vận chuyển bằng đường biển để giảm chi phí. Cơ quan chức năng cần hướng dẫn nông dân tuân thủ các quy định của các nhà nhập khẩu (ví dụ như cắt sát, kiểm tra từng quả để phát hiện sâu trước khi đóng thùng, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trước khi thu hái…).
Phương pháp bảo quản để giữ được quả vải tươi lâu cũng cần được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất, công tác xúc tiến thương mại hướng vào đối tượng người tiêu dùng Australia cần được tiếp tục đẩy mạnh…
Có thể bạn quan tâm
Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).
Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện 1.791 cuộc tuyên truyền xây dựng NTM trong cán bộ hội; tuyên truyền ra hội viên, nông dân được 11.418 cuộc, với trên 276.976 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, các cấp hội cũng phát động trong hội viên đăng ký trở thành NDSXKDG, năm 2014 có gần 86.000 hội viên trong tỉnh đăng ký tham gia.
Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lồng hở tại một số xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu mô hình này cho kết quả khả quan.
Thực hiện Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 3-7-2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020, trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị tích cực thực hiện các nội dung giải pháp quy hoạch, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa.
Chiều 19.8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất khảo nghiệm 4 giống lúa mới, gồm SV181, SV46, SV47, SVX7 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc.