Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải thiều sớm tiêu thụ thuận lợi, được giá

Vải thiều sớm tiêu thụ thuận lợi, được giá
Ngày đăng: 26/05/2015

Vải ngon, giá cao

Trong những vườn vải thiều của huyện Lục Ngạn, đã nhiều sắc đỏ của vải sớm. Anh Thân Trọng Duy, xã Phượng Sơn nói: “Trước kia nhà tôi trồng gần 500 cây vải chính vụ nhưng do thời gian thu hoạch ngắn nên tôi trồng xen 20 cây vải sớm để rải vụ, năm nay ước đạt 1 tấn quả. Đầu vụ, giá từ 10 đến 20 nghìn đồng/kg tùy loại, trong đó vải U hồng từ 18 đến 20 nghìn đồng/kg, tăng 2.000 đến 3.000 đồng/kg so với năm trước”.

Theo ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, năm nay, toàn huyện có 1.750 ha vải sớm với các giống như: U hồng, U trứng, lai Thanh Hà... sản lượng ước đạt 7.000 tấn. Để tạo thuận lợi cho tiêu thụ vải thiều, UBND huyện dành 500 triệu đồng tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, khảo sát mở rộng thị trường tại một số tỉnh, thành phố, cửa khẩu; hỗ trợ kinh phí in nhãn hàng hóa, lô gô vải thiều…

Tại các xã: Phượng Sơn, Tân Mộc, Nam Dương, Nghĩa Hồ... nhiều xe tải nhỏ đỗ nối đuôi nhau chờ “ăn” hàng vận chuyển đi các tỉnh lân cận. Do là vải đầu mùa nên người dân thu hoạch đến đâu, thương nhân mua hết đến đó. Bà Nguyễn Thị Phượng, thị trấn Chũ, chủ một điểm cân cho hay: “Tôi cân vải tại nhà đã hơn chục năm. Vải sớm tôi thu mua theo đơn đặt hàng của khách, có ngày chỉ vài tạ nhưng cao điểm có thể lên 5 đến 7 tấn. Sau đó, xe của thương nhân các tỉnh chở đi bán ở Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên…”.

Còn ở huyện Tân Yên, trên các trục đường chính về các xã trồng nhiều vải sớm, xe đến từ các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... đang tập trung thu mua vải thiều. Tùy từng loại, giá từ 20 đến 25 đồng/kg.

Bà Lê Thị Thanh Thủy chuyên thu mua vải ở xã Phúc Hòa mang đi miền Nam cho biết: “So với mọi năm, vải năm nay ngon hơn, vị ngọt thanh, mẫu quả đẹp. Mỗi ngày tôi cân 15 tấn đóng xe để chở vào TP Hồ Chí Minh”. Gần điểm cân của chị Thủy, chị Nguyễn Thị Dung (Hà Nội) ngày nào cũng về xã Phúc Hòa thu mua 2 - 3 tấn vải về Hà Nội tiêu thụ. Để mua được vải “hàng đầu” quả to đều, mỏng vỏ, không bị sâu cuống, chị phải liên hệ trước với các hộ trong xã.

Ngoài khách hàng trong nước, thời điểm này ở Phúc Hòa có khoảng 10 thương nhân Trung Quốc đặt điểm cân. Các nhà vườn ở đây cho biết, từ ngày 23 đến ngày 30-5, vải được thu hoạch rộ.

Theo ông Trần Văn Hanh, Phó Chủ tịch UBND xã, năm nay xã có 450 ha vải sớm. Do người dân tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng ước đạt 4.000 tấn quả, tăng 500 tấn so với năm ngoái. Với hơn 1.000 ha, sản lượng vải sớm của Tân Yên ước đạt 6.000 tấn quả, tăng 1.500 tấn so với năm ngoái, ước thu khoảng 90 tỷ đồng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng

Trao đổi với ông Vũ Đình Phượng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT được biết, diện tích vải sớm toàn tỉnh hiện có 6.000 ha, trong đó gần 450 ha vải sản xuất theo quy trình VietGAP. Sở đã chỉ đạo phòng chuyên môn tăng cường phối hợp với các huyện hướng dẫn quy trình này cho nông dân. Ngoài ra, các hộ dân chủ động áp dụng quy trình này với diện tích gần 1.000 ha. Đây là một trong những giải pháp đột phá góp phần tăng năng suất, chất lượng vải sớm. Điển hình như ở Phúc Hòa có 100 ha vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP.

Theo đánh giá của các thương nhân, vụ này, vải Phúc Hòa có mẫu mã đẹp hơn, vỏ mỏng, vị ngọt thanh. Diện tích vải VietGAP có nhiều thương nhân đến tận vườn đặt mua từ vài tháng trước. Nhiều hộ dân ở Phúc Hoà ước thu hàng trăm triệu đồng từ bán vải sớm. Bà Bùi Thị Mừng, thôn Quất Du 1 cho biết: “Vụ này, gia đình tôi có 100 cây vải cho thu hoạch. 10 ngày qua, tôi đã bán hơn 3 tấn quả, trị giá gần 60 triệu đồng, từ nay đến cuối vụ sẽ thu thêm 50 triệu đồng nữa từ vải sớm”. Hay tại thôn Vối, vụ này gia đình ông Nguyễn Văn Hải ước đạt gần 10 tấn vải thiều, ước thu 200 triệu đồng.

Cùng với việc hướng dẫn người dân chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, thời gian qua, chính quyền các cấp và ngành chức năng còn thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để tạo điều kiện tiêu thụ vải thiều thuận lợi. Chuẩn bị vào vụ vải thiều, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Lào Cai, Lạng Sơn và sắp tới tại TP Hồ Chí Minh để thúc đẩy thông thương vải trong nước và xuất khẩu.

UBND các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên đã chỉ đạo những xã có nhiều diện tích trồng vải bố trí khu vực đỗ xe, điểm thu mua, thành lập tổ, đội tuần tra bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Hằng ngày, Sở Công thương cập nhật thông tin giá tại một số chợ đầu mối nông sản trong nước, các cửa khẩu và những vùng trồng vải trọng điểm trong tỉnh Bắc Giang trên trang website: bacgiangintrade.gov.vn để thương nhân, người dân cập nhật, tránh tình trạng bị ép giá.


Có thể bạn quan tâm

Nguy Hại Từ Việc Nuôi Hàu Bằng Tấm Lợp Fibrociment Nguy Hại Từ Việc Nuôi Hàu Bằng Tấm Lợp Fibrociment

Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cảnh báo về mối nguy hại tiềm ẩn cho môi trường nước, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy hải sản cũng như sức khỏe con người từ việc sử dụng tấm lợp fibrociment để nuôi hàu. Tuy nhiên, việc nuôi hàu tự nhiên bằng loại vật liệu này vẫn đang được áp dụng phổ biến ở BR-VT.

18/06/2014
Chuyện Dài Nông Sản Tiểu Ngạch Ai Lo Kiếm Thị Trường Cho Nông Dân? Chuyện Dài Nông Sản Tiểu Ngạch Ai Lo Kiếm Thị Trường Cho Nông Dân?

Tuần qua, nỗi lo Trung Quốc cấm biên, nông sản ứ hàng rớt giá thành đề tài nóng xôn xao các thị trường và làm nhức đầu nông dân các tỉnh, nhất là đồng bằng sông Cửu Long.

09/07/2014
Cải Thiện Thu Nhập Từ Nuôi Cá Nước Ngọt Cải Thiện Thu Nhập Từ Nuôi Cá Nước Ngọt

Nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, giảm rủi ro, tăng thêm thu nhập, nhiều nông dân ở huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá nước ngọt.

18/06/2014
Nuôi Tôm Trải Bạt Bạc Mặt Nuôi Tôm Trải Bạt Bạc Mặt

Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.

09/07/2014
Người “Khùng” Và Thương Hiệu “Cá Hồi Sa Pa” Người “Khùng” Và Thương Hiệu “Cá Hồi Sa Pa”

Ở Sa Pa hiện nay, số người làm nghề nuôi cá hồi đã lên đến con số vài chục, nhưng người biết nuôi cá và làm cho du khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác thì chỉ có Nguyễn Trung Hưng.

18/06/2014