Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải thiều rộng cửa xuất khẩu

Vải thiều rộng cửa xuất khẩu
Ngày đăng: 27/04/2015

Theo văn bản của Bộ Nông nghiệp Úc gửi Cục BVTV, kể từ ngày 18/4/2015, các DN có nhu cầu có thể chính thức xin giấy phép nhập khẩu với cơ quan KDTV của Úc để ký kết các HĐ thương mại.

Theo quy định của Úc, để XK quả vải tươi của Việt Nam vào thị trường Úc, phải đảm bảo 5 yêu cầu:

Về vùng trồng: Cơ sở trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng Thực hành SX nông nghiệp tốt (GAP) và được Cục BVTV kiểm tra, cấp mã số. Cơ sở phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký SX.

Vải để XK phải không bị nhiễm sâu bệnh, không dính đất, không được để lẫn với các sản phẩm từ các vùng trồng chưa được cấp mã số và được đựng trong các thùng (hộp) được ghi rõ thông tin cơ sở trồng phục vụ cho việc truy nguyên nguồn gốc. Vải phải được vận chuyển đến cơ sở đóng gói được cấp mã số bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh.

Về cơ sở đóng gói vải, phải đăng ký và được Cục BVTV kiểm tra, cấp mã số. Trước mỗi mùa XK vải, cơ sở đóng gói phải được Cục BVTV kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Úc.

Về bao bì và ghi nhãn: Bao bì đóng gói vải XK sang Úc phải đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ hơn 1,6mm. Thùng các-tông đựng vải phải ghi rõ mã số cơ sở trồng vải, cơ sở đóng gói và cơ sở xử lý và ghi rõ bằng tiếng anh “Treated with ionizing irradiation” hoặc “Treated with ionizing electrons” hoặc “Irradiated (food)”, và có thể in logo theo quy định đối với thực phẩm chiếu xạ trên bao bì các-tông.

Về xử lý chiếu xạ: Vải XK đi Úc phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục BVTV công nhận (gồm Cty chiếu xạ Sơn Sơn và Cty CP chiếu xạ An Phú) theo liều lượng quy định dưới sự giám sát của cán bộ KDTV của Việt Nam.

Về kiểm dịch lô vải XK: Lô vải XK phải được KDTV, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Úc và có Giấy chứng nhận KDTV (Giấy chứng nhận) do cơ quan KDTV của Việt Nam cấp, trên đó ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu vải tươi vào Úc và tuân thủ quy định tại Chương trình Xuất khẩu quả vải đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Úc”. Trong mục biện pháp xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”.

Để triển khai có hiệu quả việc XK quả vải tươi sang thị trường Úc, Cục BVTV sẽ thông báo và hướng dẫn các địa phương, DN và đặc biệt là người trồng vải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật đối với quả vải tươi XK đi Úc. Đồng thời, Cục BVTV sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để khuyến khích các DN tham gia XK quả vải tươi ngay trong vụ vải năm 2015.

Hiện tại, Cục BVTV đã giao Trung tâm KDTV sau NK I và Trung tâm KDTV sau NK II tại Hà Nội và TP.HCM là hai đơn vị thường trực chịu trách nhiệm triển khai hướng dẫn các đơn vị, DN các thủ tục để XK vải. Các đơn vị, DN có nhu cầu có thể liên hệ với hai đơn vị này hoặc trực tiếp với Cục BVTV để được hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc.

Vào tháng 9/2014, Mỹ cũng đã cho phép Việt Nam XK hai sản phẩm gồm vải và nhãn vào thị trường này. Hiện tại, các lô nhãn từ các tỉnh phía Nam đã được XK đều đặn sang Mỹ, tuy nhiên do vụ vải 2015 vẫn chưa tới nên hiện vẫn chưa có lô vải nào được XK đi Mỹ.

Để nhanh chóng tạo điều kiện cho vải được XK sang Mỹ và Australia ngay từ vụ vải năm 2015, hiện tại, Cục BVTV phối hợp với tỉnh Bắc Giang đã xây dựng một số vùng vải rộng trên 10ha/vùng và cấp mã số.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, trong tháng 5/2015, Cục BVTV sẽ cố gắng phối hợp với một số địa phương ở Tây Nguyên và vùng vải chín sớm tại phía Bắc thu hoạch “đón đầu” một số lượng vải nhất định.

Sau đó, phía Mỹ và Australia sẽ trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra và thống nhất lại lần cuối về quy trình, liều lượng chiếu xạ, quy trình đóng gói trước khi NK các lô vải đầu tiên của Việt Nam trong năm nay. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là tại phía Bắc, chưa có nhiều DN có dự định vào cuộc để XK vải, vì vậy nhiều khả năng sẽ phải huy động các DN phía Nam tham gia XK.

"Ngoài 2 loại quả XK còn mới mẻ là nhãn và vải, vú sữa cũng là mặt hàng hoa quả độc đáo, có tính khác biệt và cạnh tranh cao của Việt Nam mà nhiều nước không có. Hiện tại, vú sữa đã được XK sang EU, thời gian tới, Cục BVTV sẽ tiếp tục đàm phán, hoàn thiện các thủ tục và giải pháp về KDTV để sớm mở rộng thị trường XK vú sữa sang các nước khó tính như Mỹ, New Zealand, Australia…

Bên cạnh đó, các loại hoa quả chủ lực khác của Việt Nam như xoài, thanh long, chôm chôm, vải, nhãn sẽ được tiếp tục mở rộng tại các thị trường mới sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ, các nước Trung Đông, EU và nhiều nước châu Á khác.

Đối với quả vải mà Australia vừa cho phép NK, đây là thị trường rất tiềm năng cho loại quả này, bởi người Úc rất thích. Việc XK vải sang Úc bằng đường biển cũng sẽ thuận lợi hơn nhiều so với sang Mỹ bởi chỉ mất từ 5-7 ngày đi tàu biển. Vấn đề còn lại chỉ là việc làm sao chúng ta nhanh chóng áp dụng được biện pháp bảo quản, chỉ cần kéo dài độ tươi ngon khoảng 3 tuần thì XK vải sang Úc sẽ rất thành công.

Đến nay, hoa quả Việt Nam đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó riêng EU đã có 28 nước. Đây là một nỗ lực rất lớn để từng bước đưa hoa quả XK lên vị thế mới. Trong chiến lược này, chủ trương của chúng ta là sẽ đẩy mạnh vào các mặt hàng hoa quả chủ lực, có chất lượng cạnh tranh cao hoặc có sự khác biệt mà các thị trường chúng ta nhắm tới không có.

Tôi cho rằng đây cũng chính là hiện thực hóa tái cơ cấu nông nghiệp trong nước, bằng việc chúng ta tập trung vào cái chúng ta đã có, làm tốt những cái chúng ta có thế mạnh, chứ không phải cái gì xa xôi". (Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV)


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Từ Nuôi Dê Bách Thảo Thoát Nghèo Từ Nuôi Dê Bách Thảo

Thời gian gần đây không ít gia đình ở xã Bình Tân (Bắc Bình - Bình Thuận) đang khôi phục nuôi dê bách thảo, coi đây là hướng phát triển kinh tế chính cho mình. Trường hợp gia đình ông Phạm Được, ở thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, là một điển hình. Hiện ông đang phát triển nuôi dê bách thảo hơn 100 con, cho hiệu quả kinh tế khá cao, từng bước thoát nghèo.

23/01/2014
Ngăn Chặn Virus Cúm Gia Cầm Xâm Nhập Vào Việt Nam Ngăn Chặn Virus Cúm Gia Cầm Xâm Nhập Vào Việt Nam

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nguy cơ những chủng virus cúm hiện đang xuất hiện tại Trung Quốc, xâm nhập vào Việt Nam qua các hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới trong thời gian tới là rất cao.

23/01/2014
Giá Hồ Tiêu Vẫn Cao Giá Hồ Tiêu Vẫn Cao

Hiện Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu tiêu hàng đầu thế giới với sản lượng chiếm 50% thị trường. Giá hồ tiêu xuất khẩu năm 2013 bình quân là 7 ngàn USD/tấn. Năm 2014, giá hồ tiêu có thể sẽ tăng nhẹ so với năm 2013.

23/01/2014
Thị Trường Tiêu Thụ Nấm Rơm Chưa Ổn Định Thị Trường Tiêu Thụ Nấm Rơm Chưa Ổn Định

Vụ nấm rơm đông xuân năm nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) xuống giống hơn 35ha, tập trung ở các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa... Trong đó, xã Tân Hòa là nơi có diện tích trồng nhiều nhất, nông dân ở đây trồng nấm rơm quanh năm.

23/01/2014
Nhân Rộng Mô Hình Làm Giàu Từ Cây Ăn Quả Giá Trị Cao Nhân Rộng Mô Hình Làm Giàu Từ Cây Ăn Quả Giá Trị Cao

Xác định Đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao của TP là hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm năng suất, chất lượng, tương xứng với tiềm năng của ngành nông nghiệp Thủ đô Hà Nội.

23/01/2014