Vải Thanh Hà thông đường Hà Nội

Các siêu thị cam kết tiêu thụ hàng ngàn tấn vải
Nhiều siêu thị vào cuộc
Tại Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tiêu thụ trái cây và các mặt hàng nông sản giữa TP Hà Nội và tỉnh Hải Dương, do Sở Công thương Hà Nội và Sở Công thương Hải Dương tổ chức vào hôm qua (5/6), ông Lê Hồng Thăng, Sở Công thương Hà Nội nhận định:
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có rất nhiều loại trái cây (như vải thiều Thanh Hà, ổi, na, dưa hấu), các mặt hàng nông sản như gạo, rau màu (hành, cà rốt, khoai tây, su hào, cà chua, bí xanh, ớt, củ đậu…) và các mặt hàng khác như thịt lợn, thủy sản… có sản lượng lớn, chất lượng tốt nhưng lại gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ, tìm đầu ra cho các sản phẩm và tìm các thị trường lớn, có tính ổn định lâu dài như Hà Nội.
Tháng 6 này là thời kỳ cao điểm cho tiêu thụ mặt hàng vải thiều Thanh Hà. Các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, siêu thị và các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội sẽ nỗ lực hết mình để tổ chức tiêu thụ sản phẩm này với sản lượng lớn nhất và giá cả ổn định trong cả mùa vụ thông qua nhiều kênh bán hàng, đồng thời tiến tới hỗ trợ đưa ra thị trường nước ngoài.
Đối với kênh truyền thống (thông qua các chợ đầu mối, siêu thị…), đại diện BQL các chợ, siêu thị đưa ra lời cam kết mạnh mẽ nhằm tiêu thụ nông sản cho Hải Dương.
Bà Mai Khuê Anh, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết: Ngày 15/6 tới đây, Hapro sẽ tổ chức sự kiện công bố tiêu thụ vải Thanh Hà trên toàn bộ các điểm kinh doanh của Hapro tại Hà Nội, đặc biệt là tổ chức bán buôn tại chợ đầu mối phía Nam, chợ đầu mối Bắc Thăng Long, chợ Bưởi... và 100 điểm bán lẻ.
Chi nhánh phía Nam của Hapro cũng đã đăng ký mua số lượng vải lớn để tiêu thụ tại các thị trường TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Phước, Bình Dương...
Ông Nguyễn Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc Siêu thị Big C, khẳng định: Trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ vải tại thị trường nội địa, Big C cũng đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ vải tại Pháp và các nước Châu Âu.
Nhưng để làm được điều này đòi hỏi tỉnh Hải Dương cần quan tâm hơn nữa việc nhận diện thương hiệu vải Thanh Hà trên thị trường như: đầu tư bao bì, tem nhãn chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ vải.
Đại diện Sài Gòn Co.op, chia sẻ: Năm ngoái, mặc dù không có kế hoạch để chủ động trong tiêu thụ vải Thanh Hà, nhưng hệ thống của chúng tôi gồm 80 siêu thị và gần 300 cửa hàng đã bán hết veo 500 tấn vải trong vụ 2014. Năm nay, chúng tôi đã chủ động liên kết với các HTX và doanh nghiệp để đưa vào hệ thống ít nhất 1.000 tấn vải.
Trước đó, siêu thị Fivimart đã tiêu thụ một khối lượng lớn vải u hồng, u trứng (các giống vải chín sớm) của tỉnh Hải Dương. Từ ngày 23/5 trở lại đây, siêu thị này luôn “ngóng” vải thiều Thanh Hà vào thời điểm thu hoạch để bao tiêu sản phẩm.
Không chỉ mặt hàng vải và các loại nông sản khác, Fivimart cũng muốn hợp tác với Hải Dương để đưa các sản phẩm hải sản của tỉnh vào hệ thống nhà hàng của doanh nghiệp này.
Ưu ái đặc biệt
Để quả vải thiều Thanh Hà luồn sâu được vào từng ngõ ngách trên địa bàn Thủ đô, Sở Công thương Hà Nội đã chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phường, xã, BQL chợ bố trí các khoảnh đất trống trên địa bàn, trong chợ để các doanh nghiệp và thương lái kinh doanh vải thiều Hải Dương có thể đưa xe về bán trực tiếp tại các điểm đã được thông báo.
Doanh nghiệp vận chuyển vải thiều từ Hải Dương lên Hà Nội chỉ cần nhắn tin (điện thoại) cho Sở Công thương Hải Dương biết biển số xe, khối lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm giao, bán hàng.
Sau khi nhận được thông tin từ Sở Công thương Hải Dương, Sở Công thương Hà Nội sẽ chỉ đạo lực lượng QLTT, cảnh sát giao thông phối hợp với từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh… của tỉnh Hải Dương để hỗ trợ đón các xe hàng, hướng dẫn vào các địa điểm đã được bố trí trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Xin được nhắc lại, ngày 12/3/2014, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên đạt mức 41.300- 41.800 đồng/kg, cao nhất trong vòng 10 tháng trước đó. Việc giá tăng không phải do tác động gì từ VN mà chủ yếu là do giá giao dịch trên sàn Liffe (Mỹ) mặt hàng cà phê Robusta mà VN SX đứng đầu thế giới có những phiên tăng giá liên tiếp. Cụ thể, giá giao trong tháng 3 là 2.245 USD/tấn, nhưng giao tháng 5/2014 là 2.180 USD/tấn.

Tại huyện Diễn Châu, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đến thăm gia trại của ông Cao Văn Cừ, xóm 14, xã Diễn Trung. Một mô hình liên kết với Cty CP nuôi gia công 7.000 còn gà đẻ trứng và thăm mô hình chăn nuôi gà theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) của ông Phan Đình Tư, tại xóm 10, xã Diễn Trung. Ông Tư là một trong số các hộ chăn nuôi gà thuộc dự án LIFSAP mà Nghệ An đang triển khai tại một số huyện.

Theo khảo sát của chúng tôi, ngày 24-3 tại một số chợ ở Hà Nội (chợ Bưởi, Ngã Tư Sở, Nghĩa Tân, Cổ Nhuế…) giá rau xanh có loại tăng đến 2 lần so với một tuần trước.

Về kết quả chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn thành phố có hơn 142.000 con gia súc lớn (bò thịt 128.501 con/78.570 hộ nuôi, bò sữa 13.654 con/3.154 hộ). Tổng đàn lợn có trên 1,4 triệu con/173.000 hộ nuôi, đàn gia cầm gần 19 triệu con/163.000 hộ.

Để nâng cao chất lượng hạt gạo và giúp nông dân dễ tiêu thụ, vụ đông xuân này, ngành Nông nghiệp tỉnh vận động nông dân tập trung sản xuất giống lúa chất lượng cao chiếm hơn 88% diện tích.