Vải Thanh Hà thông đường Hà Nội
Các siêu thị cam kết tiêu thụ hàng ngàn tấn vải
Nhiều siêu thị vào cuộc
Tại Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tiêu thụ trái cây và các mặt hàng nông sản giữa TP Hà Nội và tỉnh Hải Dương, do Sở Công thương Hà Nội và Sở Công thương Hải Dương tổ chức vào hôm qua (5/6), ông Lê Hồng Thăng, Sở Công thương Hà Nội nhận định:
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có rất nhiều loại trái cây (như vải thiều Thanh Hà, ổi, na, dưa hấu), các mặt hàng nông sản như gạo, rau màu (hành, cà rốt, khoai tây, su hào, cà chua, bí xanh, ớt, củ đậu…) và các mặt hàng khác như thịt lợn, thủy sản… có sản lượng lớn, chất lượng tốt nhưng lại gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ, tìm đầu ra cho các sản phẩm và tìm các thị trường lớn, có tính ổn định lâu dài như Hà Nội.
Tháng 6 này là thời kỳ cao điểm cho tiêu thụ mặt hàng vải thiều Thanh Hà. Các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, siêu thị và các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội sẽ nỗ lực hết mình để tổ chức tiêu thụ sản phẩm này với sản lượng lớn nhất và giá cả ổn định trong cả mùa vụ thông qua nhiều kênh bán hàng, đồng thời tiến tới hỗ trợ đưa ra thị trường nước ngoài.
Đối với kênh truyền thống (thông qua các chợ đầu mối, siêu thị…), đại diện BQL các chợ, siêu thị đưa ra lời cam kết mạnh mẽ nhằm tiêu thụ nông sản cho Hải Dương.
Bà Mai Khuê Anh, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết: Ngày 15/6 tới đây, Hapro sẽ tổ chức sự kiện công bố tiêu thụ vải Thanh Hà trên toàn bộ các điểm kinh doanh của Hapro tại Hà Nội, đặc biệt là tổ chức bán buôn tại chợ đầu mối phía Nam, chợ đầu mối Bắc Thăng Long, chợ Bưởi... và 100 điểm bán lẻ.
Chi nhánh phía Nam của Hapro cũng đã đăng ký mua số lượng vải lớn để tiêu thụ tại các thị trường TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Phước, Bình Dương...
Ông Nguyễn Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc Siêu thị Big C, khẳng định: Trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ vải tại thị trường nội địa, Big C cũng đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ vải tại Pháp và các nước Châu Âu.
Nhưng để làm được điều này đòi hỏi tỉnh Hải Dương cần quan tâm hơn nữa việc nhận diện thương hiệu vải Thanh Hà trên thị trường như: đầu tư bao bì, tem nhãn chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ vải.
Đại diện Sài Gòn Co.op, chia sẻ: Năm ngoái, mặc dù không có kế hoạch để chủ động trong tiêu thụ vải Thanh Hà, nhưng hệ thống của chúng tôi gồm 80 siêu thị và gần 300 cửa hàng đã bán hết veo 500 tấn vải trong vụ 2014. Năm nay, chúng tôi đã chủ động liên kết với các HTX và doanh nghiệp để đưa vào hệ thống ít nhất 1.000 tấn vải.
Trước đó, siêu thị Fivimart đã tiêu thụ một khối lượng lớn vải u hồng, u trứng (các giống vải chín sớm) của tỉnh Hải Dương. Từ ngày 23/5 trở lại đây, siêu thị này luôn “ngóng” vải thiều Thanh Hà vào thời điểm thu hoạch để bao tiêu sản phẩm.
Không chỉ mặt hàng vải và các loại nông sản khác, Fivimart cũng muốn hợp tác với Hải Dương để đưa các sản phẩm hải sản của tỉnh vào hệ thống nhà hàng của doanh nghiệp này.
Ưu ái đặc biệt
Để quả vải thiều Thanh Hà luồn sâu được vào từng ngõ ngách trên địa bàn Thủ đô, Sở Công thương Hà Nội đã chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phường, xã, BQL chợ bố trí các khoảnh đất trống trên địa bàn, trong chợ để các doanh nghiệp và thương lái kinh doanh vải thiều Hải Dương có thể đưa xe về bán trực tiếp tại các điểm đã được thông báo.
Doanh nghiệp vận chuyển vải thiều từ Hải Dương lên Hà Nội chỉ cần nhắn tin (điện thoại) cho Sở Công thương Hải Dương biết biển số xe, khối lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm giao, bán hàng.
Sau khi nhận được thông tin từ Sở Công thương Hải Dương, Sở Công thương Hà Nội sẽ chỉ đạo lực lượng QLTT, cảnh sát giao thông phối hợp với từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh… của tỉnh Hải Dương để hỗ trợ đón các xe hàng, hướng dẫn vào các địa điểm đã được bố trí trên địa bàn.
Related news
Là tỉnh có diện tích trồng khoai lang lớn nhất ĐBSCL nhưng hiện nay giá khoai lang tại Vĩnh Long đang lên xuống thất thường vì quá phụ thuộc thị trường Trung Quốc
Có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.