Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải ngố tràn ngập phố nhái vải thiều

Vải ngố tràn ngập phố nhái vải thiều
Ngày đăng: 05/06/2015

Mấy ngày gần đây, trên thị trường Hà Nội đã xuất hiện những loại vải thiều có giá rất rẻ chỉ 7.000-10.000 đồng/kg. Theo lãnh đạo  Sở NNPTNT Bắc Giang, đó là những loại vải chất lượng kém, nhái mác vải Lục Ngạn, bởi vải Lục Ngạn phải tới 10.6 mới bắt đầu thu hoạch.

Ăn theo mác vải “xịn”

Dọc các tuyến phố của Hà Nội như Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Xiển, Phạm Hùng… những ngày gần đây đã xuất hiện nhiều điểm bán vải tự phát, hàng rong dưới mác vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà. Giá bán thường rất rẻ, đã làm nhiều người lầm tưởng, vải Lục Ngạn đã bước vào mùa thu hoạch nên giá giảm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, những loại vải này có màu sắc rất kém, quả to, cùi mỏng, chùm quả không đều… Đây là loại vải còn được nông dân gọi là vải “ngố”, có thể trồng ở nhiều nơi. Trao đổi với NTNN, bà Vũ Thị Hà – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương cho rằng, nếu thời điểm này ở nhiều nơi đã có vải thiều Thanh Hà bán với giá rẻ 10.000 đồng/kg là không hề có. Bởi, vụ vải thiều chính vụ phải qua 10.6 mới bắt đầu thu hoạch và giá bán sẽ cao hơn vải chín sớm ít nhất từ 5.000-10.000 đồng/kg do chất lượng quả ngon và ngọt.

 

“Những hàng rong bán có biển, logo đề “vải thiều Thanh Hà” bán giá rẻ ở các tuyến phố của Hà Nội chủ yếu là các loại vải thiều sớm có mẫu mã, chất lượng kém được trồng tại các tỉnh như Quảng Ninh, hay Hưng Yên, chứ không có chuyện vải Thanh Hà chưa thu hoạch mà đã bán tràn lan, giá rẻ như thế” – bà Hà chia sẻ. Bà Hà cho biết thêm, hiện Sở đang phối hợp với các đơn vị của Cục BVTV (Bộ NNPTNT) làm thủ tục, mời các chuyên gia Mỹ, Úc sang kiểm tra, đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn để chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải thiều sang các thị trường mới mở này.

 

Tương tự, trao đổi với NTNN, ông Vũ Đình Phượng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Giang cho biết, tính đến đầu tháng 6, toàn bộ diện tích vải chín sớm đã thu hoạch gần hết và đến 10.6 tới, 6 huyện trọng điểm trồng vải thiều của tỉnh sẽ chính thức bước vào vụ thu hoạch mới. Cũng phải nói rằng, sản lượng vải thiều chính vụ năm nay ước sẽ đạt trên 150.000 tấn (tăng trên 40.000 tấn so với năm 2014), dù chất lượng vải thiều năm nay có phần ngon và mẫu mã đẹp hơn, nhưng giá bán có thể cũng chỉ tương đương năm 2014 là từ 20.000 -30.000 đồng/kg, tùy thuộc vào chất lượng, mẫu mã, chứ không thể có mức giá 10.000 đồng/kg được.

Nhận biết vải Lục Ngạn, Thanh Hà thế nào?

Theo ông Phượng, giá vải sớm tại các vùng vải sớm của tỉnh như Phúc Hòa, Cao Thượng (Tân Yên) hay Tân Mộc, Nam Dương (Lục Ngạn) đã từ 15.000 đến trên 20.000 đồng/kg, nên xuất đi các tỉnh, các thương lái phải bán hơn chứ không thể bán dưới mức giá mua tại vườn như các hàng rong đang bán tại các tuyến phố của Hà Nội được, đó có thể là vải thiều sớm của các tỉnh khác đưa vào bán dán mác Lục Ngạn cho dễ bán.

Ông Phượng cho biết: “Để nhận biết vải thiều Lục Ngạn chính vụ rất dễ bởi bao giờ quả vải cũng chín đỏ rực rỡ, quả hơi tròn, tựa dày, vỏ mỏng và hạt nhỏ hơn, khi ăn có vị ngọt thanh chứ không có hạt to, quả dài méo, màu vàng tươi như vải chín sớm các vùng khác. Vải thiều bán tại các tuyến phố của Hà Nội hiện phần lớn là các vải quả nhỏ, vỏ thường bị nám, hoặc bị sâu cuống nhiều, người mua chỉ quan sát bằng mắt và ăn thử là biết ngay”.

Ông Lê Sơn Hà – Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cho biết: “Tình trạng các hàng vải thiều dãn mác “xịn” vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà đã có xuất hiện từ nhiều năm nay rồi chứ không phải năm nay mới có”. Theo ông Hà, việc kiểm tra, kiểm định chất lượng mặt hàng này do các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương làm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy, có thể các hàng bán rong trên có thể họ mua buôn tại các tỉnh lân cận, nhưng đó chủ yếu là loại vải kém chất lượng, có mẫu mã xấu nên bán với giá rẻ như vậy.


Có thể bạn quan tâm

Những Trở Ngại Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Những Trở Ngại Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Mặc dù kinh tế trang trại (KTTT) ở Quảng Trị trong những năm qua có chuyển biến, song mô hình hình kinh tế này vẫn chậm phát triển, các chỉ tiêu phát triển sản xuất bình quân ở trang trại còn thấp và tăng trưởng chậm qua các năm. Sự chậm phát triển này có nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu các chính sách đầu tư từ phía nhà nước...

29/10/2014
Giấc Mơ Thương Hiệu “Chè Thượng Nguyên” Giấc Mơ Thương Hiệu “Chè Thượng Nguyên”

Anh nói, đời anh làm gì cũng bằng… một tay, một tay tiên phong trong việc trồng chè và tạo dựng thương hiệu chè xanh trên vùng gò đồi Thượng Nguyên (Hải Lâm, Hải Lăng, Quảng Trị) với hơn 1 ha chè, mà cứ mỗi sáng thức giấc là “bỏ túi” 500.000 đồng, một tay đưa cuộc sống gia đình vượt lên khó khăn, làm giàu trên đất khó. Anh chính là Nguyễn Văn Thành mà mọi người vẫn trìu mến gọi là Thành “một tay”.

29/10/2014
Trang Trại Sơn Ca Cung Cấp Lươn Giống Không Rõ Nguồn Gốc Trang Trại Sơn Ca Cung Cấp Lươn Giống Không Rõ Nguồn Gốc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Vĩnh, chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (QLCL & BVNLTS) TP.HCM, cho biết bước đầu xác định trang trại Sơn Ca (TP. HCM) cung cấp lươn giống không rõ nguồn gốc, sản xuất lươn giống không có giấy phép.

29/10/2014
Ngư Dân Nha Trang Trúng Đậm Cá Ngừ Sọc Dưa Ngư Dân Nha Trang Trúng Đậm Cá Ngừ Sọc Dưa

Vài ngày qua, hàng chục tàu cá công suất lớn chở đầy ắp cá của ngư dân miền Trung cập cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang) - cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ. Theo nhiều chủ tàu, trong nửa tháng qua dù sóng biển khá lớn nhưng ngư dân vẫn bám biển và có nhiều tàu trúng đậm hàng chục tấn cá sau mỗi chuyến biển, chủ yếu là cá ngừ sọc dưa.

29/10/2014
Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Ở Huyện Thọ Xuân Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Ở Huyện Thọ Xuân

Thọ Xuân là huyện nằm trong tốp đầu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản, huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh, với vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả cao lên tới 6.500 ha, năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha/năm; vùng mía có diện tích 3.526 ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 200.000 tấn; vùng cao su với diện tích gần 900 ha.

29/10/2014