Hội nghị giao ban về nuôi trồng thủy sản tại huyện Cái Nước Cà Mau

Tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Trong những năm qua, tình hình sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm trong NTTS diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã ban hành 6 quyết định quy định về sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm trong nuôi tôm.
Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, sên vét ao, đầm xả thải trực tiếp đất, bùn ra sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, người nuôi chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh xảy ra.
Gần đây nhất, UBND tỉnh ban hành Quyết định 24/QĐ-UBND ngày 3/10/2014 quy định lại thời gian sên vét đất, bùn trong ao đầm nuôi tôm diễn ra quanh năm đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) nhưng phải có khu đủ chứa bùn thải và các chất thải khác trong quá trình sên, vét không cho bùn thải rò rỉ ra bên ngoài.
Đồng thời khuyến cáo nông dân nên ngắt vụ phơi đầm, cải tạo lại trước khi thả nuôi để hạn chế dịch bệnh.
Ngoài ra, tại Hội nghị, Sở NN&PTNT còn báo cáo tình hình NTTS trong những tháng đầu năm phát triển ổn định, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến được 74.731ha, NTCN 9.265ha, tăng 1.065ha so với đầu năm.
Sản lượng NTTS tháng 9 ước đạt 21.500 tấn, trong đó có 11.500 tấn tôm, bằng 95,6% so với kế hoạch. Nâng tổng sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay lên 232.118 tấn, trong đó có 108.927 tấn tôm.
Công tác quản lý về chất lượng con giống và vật tư NTTS được tăng cường.
Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra, chất lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh bị bệnh khá cao, 63%, chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều phức tạp, sản phẩm nằm ngoài danh mục còn nhiều, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tồn tại.
Trước đó, Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành, các địa phương tham quan thực tế mô hình NTCN có trải bạt của ông Nguyễn Hiền Thức, ấp Lung Trường, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi; mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của một số hộ dân ở xã Trần Thới, huyện Cái Nước, và lắng nghe người nuôi phản ánh về những khó khăn trong sản xuất của người dân tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng nhanh là do mô hình này có chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, cho thu nhập ổn định. Hiện nay, người dân từng bước chuyển đổi diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến, nhằm tăng thu nhập.

Là vùng đất có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc đầu tư phát triển nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, những năm gần đây, Quảng Ninh phát triển mạnh nghề nuôi nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, ốc nhảy, ốc hương, hàu biển... góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.

Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.

Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.