Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu Điểm Của Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Và Một Số Giống Gà Đặc Trưng

Ưu Điểm Của Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Và Một Số Giống Gà Đặc Trưng
Ngày đăng: 23/06/2013

Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn nuôi gà theo hướng thả vườn bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Chăn nuôi gà thả vườn có những đặc trưng cụ thể sau: Có thể nuôi theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp; khả năng chống chịu bệnh tốt và tăng trọng khá; nhu cầu tiêu thụ loại gà này trên thị trường ngày càng tăng và đặc biệt là phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế. Gà thả vườn có nhiều ưu điểm. Cụ thể: Gà có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, đặc biệt có khả năng chịu được thời tiết nóng. Gà có tốc độ tăng trưởng vừa phải.

Ngoại trừ 3 tuần đầu, thức ăn nuôi gà không đòi hỏi dinh dưỡng cao. Sau 3-4 tuần nuôi dạng công nghiệp, gà có thể thả ra vườn mà sức khỏe của gà vẫn tốt, ít bệnh, chi phí đầu tư thấp. Trên thị trường có nhiều giống gà để người chăn nuôi lựa chọn gà ri lai, gà Lương Phượng, gà Đông Tảo, gà Mía, gà Hồ, gà Lương Phượng, Tam Hoàng, Kabir, gà Ross đỏ...

Thực tế cho thấy, trong số các loại gà nêu trên, người chăn nuôi lựa chọn những giống gà như gà Lương Phượng, Tam Hoàng, Kabir, gà Ross đỏ trong phương thức chăn nuôi thả vườn đạt được hiệu quả chăn nuôi cao. Dưới đây là những ưu điểm thuận cho người chăn nuôi. Cụ thể:

Đối với giống gà Lương Phượng, là loại gà có nguồn gốc từ Quảng Tây, Trung Quốc. Chúng sở hữu màu lông hoa mơ sọc đen, mào và yếm, tích tai màu đỏ, da vàng. Thời gian nuôi giống gà này khoảng 150-155 ngày, chúng sẽ đẻ quả trứng đầu tiên, sản lượng đạt từ 160-170 quả/mái/năm.

Lúc 70 ngày tuổi, lượng kg trung bình của gà đạt trên 2kg/con gà trống và 1,8kg/con gà mái, mức tiêu tốn thức ăn khoảng từ 2,4 - 2,6kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Lương Phượng là giống gà khá dễ nuôi, tăng trọng nhanh và thịt thơm ngon. Về sức đề kháng bệnh tật cũng rất tốt và có thể thích nghi ở nhiều phương thức nuôi khác nhau, không nhất thiết là phải nuôi thả vườn.

Giống gà Tam Hoàng cũng có xuất xứ từ Trung Quốc, có màu lông vàng hoa mơ, chân, da và mỏ đều có da màu vàng. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm hơn so với gà Lương Phượng, khoảng 135-145 ngày với sản lượng khoảng 131-160 quả/mái/năm. Gà trống lúc xuất bán thịt ở thời điểm 12 tuần tuổi đạt khoảng 2kg/con, còn gà mái dưới 2kg/con.

Mức tiêu tốn thức ăn ở giống gà này từ khoảng 3,2-3,6 kg thứ ăn/kg tăng trọng. Giống gà này cũng có sức đề kháng cao và thịt thơm ngon, đặc biệt có thể nuôi chăn thả, công nghiệp hoặc bán công nghiệp đều được.

Tiếp theo là giống gà Kabir có nguồn gốc từ Israel. Chúng có màu lông đỏ sậm, da vàng và ngoại hình thô. Khoảng 24 tuần loại gà này sẽ đẻ quả trứng đầu tiên và sản lượng trứng đạt khoảng từ 130-140 quả/mái/năm. Thời điểm xuất chuồng lúc 9 tuần, gà đạt trung bình 2,4kg/con trống và 2kg/con mái với chỉ số thức ăn hỗn hợp 2-2,2kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Kabir có khả năng chịu nóng và kháng bệnh cao, mức tăng trọng tốt và có thể nuôi thả vườn hay nuôi công nghiệp.

Cuối cùng là giống gà Ross đỏ. Đây là giống gà kiêm dụng nhập từ Mỹ, chúng được nuôi khá phổ biến ở khu vực miền Bắc nước ta. Gà có màu lông đỏ thẫm và chân da màu vàng. Sau nuôi 4 tháng, khối lượng gà đạt 1,4-1,6 kg/con. Năng suất trứng khoảng 180-250 quả/năm. Giống gà này cũng có sức đề kháng tốt và dễ nuôi.

Những giống gà nêu trên, với đặc điểm chung có khả năng kháng bệnh tốt, thịt thơm ngon, dễ nuôi... là điều kiện rất thuận lợi giúp cho người chăn nuôi có thể tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế để cải thiện cuộc sống và tiếp tục lựa chọn giống gà nêu trên để đầu tư chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Bí Đỏ Bí Đầu Ra Bí Đỏ Bí Đầu Ra

Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.

08/12/2014
Khoa Học Công Nghệ Là Then Chốt Trong Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Khoa Học Công Nghệ Là Then Chốt Trong Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.

08/12/2014
Khánh Hòa Hạn Chế Rủi Ro Nhờ Nuôi Tôm Theo Hướng Bảo Vệ Môi Trường Khánh Hòa Hạn Chế Rủi Ro Nhờ Nuôi Tôm Theo Hướng Bảo Vệ Môi Trường

Vụ nuôi tôm hùm năm 2014, các chủ lồng nuôi đã thay đổi hình thức nuôi tôm bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn tươi. Cụ thể là sau khi làm vệ sinh lồng bè xong, người nuôi thả tôm hùm con với mật độ 5 con/m2. Trong ba tháng đầu, chủ lồng không cho tôm ăn thức ăn tươi mà chỉ bón phân gây tảo trong từng ô để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm.

22/07/2014
Kinh Phí Nhà Nước Cho KHCN Trong Nông Nghiệp Bị “Chia Năm Sẻ Bảy” Kinh Phí Nhà Nước Cho KHCN Trong Nông Nghiệp Bị “Chia Năm Sẻ Bảy”

Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao…

08/12/2014
Mỗi Năm, Hồ Dầu Tiếng Và Sông Vàm Cỏ Cho 3.000 Tấn Thủy Sản Mỗi Năm, Hồ Dầu Tiếng Và Sông Vàm Cỏ Cho 3.000 Tấn Thủy Sản

Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.

22/07/2014