Ương Cá Giống Thời Điểm Giao Mùa Những Điều Cần Lưu Ý
Những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản ở An Giang đạt nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đều tăng theo từng năm, riêng năm 2005 toàn tỉnh có 1.840 ha tăng hơn 10% so với năm trước.
Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nên nhu cầu giống cũng tăng theo, đến nay tỉnh ta có trên 130 ha diện tích ương nuôi, với sản lượng giống tăng gấp 3 lần so với năm trước đã góp phần đáp ứng nguồn giống cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh hiện nay.
Mùa khô là thời điểm ương giống rất thuận lợi, tỷ lệ giống đạt cao nên nghề ương giống là nghề có thu nhập khá cao, tuy nhiên ương giống trong thời điểm giao mùa, tức là từ mùa nắng nóng chuyển sang mưa làm cho môi trường nước thay đổi gây nhiều bất lợi cho người ương cá giống.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh ngày càng tăng, nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật cho chương trình giống thuỷ sản, mở trang trại sản xuất giống thuỷ sản để cung ứng cho sản xuất.
Theo số liệu của Ngành thuỷ sản tỉnh cho biết, toàn tỉnh có khoảng 1500 cơ sở sản xuất con giống, trong đó có khoảng 1.150 hộ đang ương khoảng trên 5 tỉ cá tra bột, tăng gấp 3 lần so với năm trước, 155 triệu con cá giống các loại và các loài thuỷ sản khác, đã đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản hiện nay.
Riêng Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản là đầu mối sản xuất giống của tỉnh, năm qua đã cung cấp trên 7 triệu giống tôm Post, trên 60 triệu cá tra bột và gần 2 triệu con cá giống và ếch chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Để không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho chương trình giống, đầu năm nay Trung tâm đã đưa quy trình SQF 1000 vào quy trình sản xuất giống của mình. Nhờ chất lượng cao, nên hầu hết những đợt giống đầu tiên của Trung Tâm đều cung ứng được yêu cầu cho Hiệp hội cá sạch của tỉnh .
Để hình thành mạng lưới vệ tinh sản xuất giống áp dụng theo quy trình SQF 1.000 , Trung tâm NCSX giống thuỷ sản tỉnh còn phối hợp với Ngành Thuỷ sản, Hội nghề cá tỉnh mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống sạch cho các cơ sở ương giống, bước đầu đã có nhiều hộ tham gia đạt kết qủa.
Anh Nguyễn Quốc Tuấn, chủ cơ sở ương giống ở phường Bình Đức thành phố Long Xuyên là một trong số người đi đầu áp dụng ương giống cá tra theo quy trình SQF 1.000. Với 10.000 m2 ao, anh Tuấn thả trên 2,8 triệu con cá tra bột, áp dụng theo quy trình SQF 1.000, như quản lý tốt nguồn nước, chăm sóc đúng kỹ thuật và không sử dụng kháng sinh trong suốt quá trình ương giống, nhờ đó tỷ lệ giống đạt khá cao, nên lợi nhuận cũng cao.
Anh Tuấn cho biết thời gian ương giống khoảng 45 ngày khi bán có thể đạt lợi nhuận từ 30 đến 40 triệu đồng, mỗi năm cơ sở của anh sản xuất 3 đợt, lợi nhuận một năm lên đến cả trăm triệu đồng.
Còn anh Từ Trọng Minh Đức, chủ cơ sở ương giống xã Bình Thạnh huyện Châu Thành cho biết, cơ sở anh vừa xuất trên 300.000 cá tra giống, tỷ lệ ương giống đạt hơn so với yêu cầu đặt ra ban đầu, nên lợi nhuận đạt cũng khá cao, đó là nhờ anh áp dụng theo quy trình SQF 1.000. Với thành công của việc ương giống thì khả năng năm nay trại của anh sẽ cung ứng trên 2 triệu con cá tra giống sạch cho Hiệp hội cá sạch của tỉnh.
Bên cạnh những hộ ương cá giống đạt tỷ lệ cao, vẫn còn nhiều hộ sản xuất giống gặp rũi ro nhất là tỷ lệ cá chết cao. Theo giới chuyên môn ngành thuỷ sản thì trong thời điểm giao mùa, tức là từ mùa nắng chuyển sang mưa sẽ làm cho môi trường nước thay đổi, cá là loài động vật máu lạnh, cơ thể rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết và môi trường nhất là cá giống khi cơ thể chúng còn non. Những bệnh thường gặp khi môi trường thay đổi đó là bệnh ký sinh trùng và bệnh nhiễm khuẩn, do vậy người ương cá giống cần phải quan tâm đến nhũng yếu tố này.
Theo kinh nghiệm nhiều năm ương giống của anh Nguyễn Quốc Tuấn, chủ cơ sở ương cá giống phường Bình Đức cho biết: nếu ngay từ đầu trước khi ương giống, ao hầm cần xử lý kỹ, cần có ao lắng để xử lý nguồn nước trước khi đưa vào ao ương giống và quá trình ương giống nếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh từ xa như tăng cường sức đề kháng cá bằng vitamin C và men vi sinh, khi thời tiết có thay đổi cá giống sẽ vượt qua bệnh tật.
Trong thời điểm giao mùa cá giống thường bùng phát các loài ký sinh trùng, bệnh nhiễm khuẩn làm cho cá giống bị Stress, bỏ ăn và gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Do vậy, việc phòng và trị bệnh cho mô hình ương cá giống trong mùa này ngư dân cần đặt biệt quan tâm.
Cá giống sạch, tức là cá giống khoẻ mạnh, nếu nông dân chọn cá giống này cho mô hình nuôi của mình sẽ nắm gần phân nửa sự thành công.
Các cơ sở ương giống áp dụng cần áp dung tốt quy trình ương cá giống sạch, để có những con giống đạt chất lượng cao phục vụ cho chương trình phát triển thuỷ sản của tỉnh hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng hiện nay các vấn đề thu gom và xử lý rác thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt gia đình, xử lý rác tại các chợ… đang khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.
Khi các vườn điều chín rộ thì giá hạt điều xuống từng ngày và hiện chỉ còn 21,7 ngàn đồng/kg ở 2 xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), ở khu vực khác còn 19,5 ngàn đồng/kg. Dự báo được mùa, những “ông lớn” ngành điều đang âm thầm đóng cửa kho không “ăn hàng” để ép nông dân và kéo giá điều tươi xuống!
Nhờ tích cực các biện pháp chăm sóc nên các loại cây trồng cạn sinh trưởng, phát triển khá tốt; nhiều diện tích rau màu đã cho thu hoạch với sản lượng đạt cao, tạo thu nhập khá cho bà con nông dân tại các địa phương trong tỉnh.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng (Sở NN-PTNT) cho biết, tuy đã được nông dân và các doanh nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất theo hướng bền vững theo các tiêu chuẩn 4C, Utz… với diện tích khoảng 40.000m2, nhưng năng suất cà phê bình quân cũng như chất lượng cà phê của tỉnh hiện vẫn còn rất thấp so với tiềm năng.
Hội nông dân (ND) xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu phối hợp với Công ty CFC vận động nhân dân chuyển đổi mô hình sản xuất từ trồng lúa sang trồng dưa chuột bao tử.