Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Ứng dụng vi khuẩn đông tụ vào xử lý nước thải chăn heo sau Biogas ở ĐBSCL

Ứng dụng vi khuẩn đông tụ vào xử lý nước thải chăn heo sau Biogas ở ĐBSCL
Tác giả: Nguyễn T Bích Trà (tổng hợp)
Ngày đăng: 10/05/2018

Đông tụ là sự kết dính giữa các tế bào vi khuẩn với nhau (cell to cell), dính với các hạt vô cơ, hữu cơ lơ lửng và các vi khuẩn khác trong môi trường tạo thành khối nhầy, bên ngoài là tế bào vi khuẩn, bên trong là các vật chất lơ lửng. Sự đông tụ góp phần tạo thành bùn hoạt tính hay giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành màng sinh học trong ứng dụng xử lý nước thải.

Ứng dụng vi khuẩn đông tụ vào xử lý nước thải chăn heo sau Biogas ở ĐBSCL. Hình minh họa

Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng bốn chủng vi khuẩn đông tụ vào xử lý nước thải trại chăn nuôi heo sau biogas với quy mô 08 lít trong phòng thí nghiệm, chọn cặp chủng vi khuẩn đông tụ tối ưu nhất để ứng dụng với quy mô lớn hơn (80 và 800 lit ở trại chăn nuôi heo để kiểm chứng hiệu suất đông tụ của các chủng vi khuẩn này trong nước thải; xác định được hiệu quả đông tụ và chất lượng nước sau xử lý của vi khuẩn đông tụ dựa trên các chỉ tiêu pH, BODS, TSS, TN, TP, N-NH4+, P-PO4- so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường QCYN 40:2011/BTNMT.

 

Kết quả ứng dụng 4 chủng vi khuẩn đông tụ (Bacillus cereus KG05, Bacillus megaterium VL01, Bacillus sp. VL05, Bacillus aryabhattai ST02) vào xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas quy mô 08 lít trong phòng thí nghiệm cho thấy, sau 2 chu kỳ xử lý (31 giờ) hiệu suất đông tụ đạt 84 – 86%, chỉ số TSS (tổng chất rắn lơ lửng) giảm 40,5 lần so với đối chứng, hàm lượng BOD5 (độ oxy hóa sinh học) giảm 144,4 lần so với đối chứng, hàm lượng lân tổng (TP) <2 mg/1, hàm lượng amôni (N-NH4+) <3 mg/l, hàm lượng orthophotphat (P-P04-) <0,5 mg/1, các chỉ tiêu nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn loại A hoặc loại B theo QCVN40:2011/BTNMT. Cặp vi khuẩn Bacillus cereus KG05 + Bacillus megaterium VL01 được chọn ứng dụng vào xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas quy mô 80 và 800 lít tại trại chăn nuôi heo. Kết quả cho thấy hiệu suất đông tụ cao nhất ở chu kỳ 2 đạt 90,4% (quy mô 80 lít) và 82,6% (quy mô 800 lít), chỉ số pH, TSS, TP, đạt loại A hoặc loại B theo QCVN40:2011/BTNMT; hàm lượng BOD5, TN, N-NH4+, P-P04- giảm hơn 50% so với nghiệm thức đối chứng.

Theo Tạp chí NN & PTNT- số 17, 2014


Có thể bạn quan tâm

Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ

Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ

14/03/2016
Vấn đề dinh dưỡng cho nái Vấn đề dinh dưỡng cho nái

Vấn đề dinh dưỡng cho nái

14/03/2016
Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ

Kế hoạch thay nái tối thiểu một năm phải làm 3 lần. Mỗi năm tỷ lệ thay nái phải đạt 40 %. Và để giảm tỷ lệ đào thải do khả năng sinh sản hoặc năng suất thấp, ta cần thực hiện các biện pháp quản lý dinh dưỡng để điều chỉnh thể trạng (BCS), vệ sinh và sát trùng chuồng trại.

14/03/2016
Nguyên tắc phòng chống dịch bệnh tại trại heo Nguyên tắc phòng chống dịch bệnh tại trại heo

Hiện nay trên dịch bệnh trong trang trại không chỉ xuất hiện từng quốc gia riêng biệt mà còn mang tính toàn cầu. Trên các diễn đàn về thú y hiện nay đang có cuộc vận động “ giảm lượng kháng sinh sử dụng trong trại heo” và trên đó họ đưa ra 4 nguyên tắc vàng nhằm phòng chống dịch bệnh

14/03/2016
Quản lí đàn heo để chăn nuôi có hiệu quả Quản lí đàn heo để chăn nuôi có hiệu quả

Quản lí đàn heo để chăn nuôi có hiệu quả

14/03/2016